HÀN PHI TỬ - Trang 347

ruộng, không phải vì yêu chủ, mà vì nghĩ: “Có như vậy chủ mới cho ăn
ngon, mà tiền, vải mới tốt”. Như vậy một bên cung dưỡng hậu hĩ, một bên
gắng sức làm việc, có cái ân trạch giữa cha con, hai bên đều hết nghĩa vụ
(vì) đều mưu cái lợi cho chính mình cả. Bởi vậy con người làm việc với
nhau, cho, tặng nhau, nếu thấy có lợi cho mình thì dù là người nước
Việt

[10]

cũng dễ hoà, nếu lòng thấy có hại thì dù là cha con cũng xa nhau,

oán nhau.
p/ (Chu) thư có câu: “Thắt nó, buộc nó”. Một người nước Tống đọc tới đó,
lấy hai cái dây lưng tự thắt, buộc bụng. Người ta hỏi: “Làm gì vậy?” Đáp:
“Vì sách dạy như vậy”

[11]

r/ Người đất Dĩnh (kinh đô nước Sở thời Xuân Thu, nay là Hồ Bắc) viết thư
cho vị tướng quốc nước Yên. Viết ban đêm, lửa không đủ sáng, bèn bảo
người cầm đuốc: “Đưa cây đuốc lên”. (Miệng nói vậy) tay viết lộn trong
thư: “Đưa cây đuốc lên”. Mấy chữ đó không phải là ý trong thư. Tướng
quốc nước Yên đọc tới đó, mừng lắm, bảo: “Đưa cây đuốc lên là trọng sự
sáng, trọng sự sáng tức là tiến cử, bổ dụng người hiền”. Rồi ông ta tâu với
vua, vua hoan hỉ (theo lời) và nhờ vậy nước Yên thịnh trị. Tuy thịnh trị đấy,
nhưng đâu phải là ý trong thư. Đa số các học giả ngày nay giống như vậy.
a/ Một người nước Trịnh muốn mua giày, đo bàn chân mình rồi đặt cái ni ở
chỗ ngồi. Anh ta ra chợ mà quên đem cái ni theo. Tìm được thứ giày muốn
mua rồi, anh ta sực nhớ lại, bảo: “Tôi quên đem cái ni theo, để tôi trở về
lấy”. Rồi quay về nhà, khi trở lại chợ thì chợ đã tan, không mua giày được.
Người ta hỏi: “Sao không lấy chân để thử giày”. Đáp: “Nên tin cái ni, chứ
không nên tin mình”.
Kinh 4. – Đâu có lợi thì dân theo về, danh được hiển thì kẻ sĩ chịu chết. Vì
vậy, tuy kẻ dưới có công nhưng không hợp pháp mà cũng được thưởng thì
người trên không được lợi gì ở kẻ dưới cả; tuy có thanh danh nhưng không
hợp pháp mà cũng được khen thì kẻ sĩ lo cầu cái danh cho họ mà không bồi
đắp cho danh của vua

[12]

(…)

Truyện 4.
a/ Vương Đăng làm quan lệnh Trung Mâu, trình lên Tương chủ

[13]

rằng:

“Trung Mâu có hai kẻ sĩ tên là Trung Chương và Tư Kì, đức rất trau giồi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.