sau đó có một người cứ thử dời đi, quả nhiên được thưởng như đã hứa. Một
lát sau ông đặt một thạch (10 đấu) ở cửa đông bảo ai dời qua cửa tây thì
cũng sẽ được thưởng như trước; dân tranh nhau dời đi. Rồi ông lại ra lệnh
hôm sau đánh chiếm cái đình, người đầu chiếm được sẽ được phong chức
đại phu, thưởng ruộng và nhà thượng hạng. Dân tranh nhau tấn công, chỉ
trong buổi sáng chiếm được. Có lẽ Thương Ưởng sau này dùng thuật đó để
được lòng tin của dân chúng nước Tần trước khi ông biến pháp.
Làm tướng quốc nước Sở, thấy quyền thế bọn quý tộc quá lớn, ông muốn
tước bớt, khuyên vua ra lệnh rằng con cháu các vị hầu được phong đất, cứ
ba đời thì thu tước lộc lại. Ông có lẽ là người đầu tiên dám tấn công bọn
quý tộc, họ rất oán ông, chặt chân tay ông khi Điệu vương chết, nghĩa là chỉ
một năm sau khi kế hoạch của ông được thực hiện.
Hàn Phi trọng và thương ông muốn cho Sở được phú cường mà phải chết
thảm, nên hai lần nhắc tới ông trong tác phẩm của mình, một lần thiên
XXX, một lần thiên XIII. Trong thiên XIII, Hàn viết: "Sở không dùng Ngô
Khởi bị mất nước và loạn, Tần thi hành pháp của Thương Quân (tức
Thương Ưởng) mà phú cường. Lời hai ông ấy đều đúng mà Ngô Khởi bị
chặt chân tay, Thương quân bị xe xé thây là tại sao? Tại bọn đại thần oán
pháp thuật mà dân chúng ghét sự cai trị."
THÂN BẤT HẠI
Quản Trọng và Tử Sản đều tôn trọng đạo đức, vẫn còn tư cách của Nho gia.
Thân Bất Hại mới cho chính trị ly khai đạo đức, nên có người cho chính
ông mới thực là thuỷ tổ của Pháp gia. Ông thuộc giai cấp địa chủ mới nên
mới chống lễ, đề cao pháp.
Thiên 63 trong Sử ký, Tư Mã Thiên sắp ông chung với Hàn Phi và cho biết
qua loa về đời của ông. Ông gốc gác đất Kinh
京thuộc nước Trịnh, (đừng
lầm Kinh
荊 là nước Sở), mới đầu làm một chức quan nhỏ ở Trịnh. Chuyên
học về hình danh (học thuyết của phái Danh gia), sau được Chiêu Ly hầu
nước Hàn (Trịnh lúc này đã bị Hàn thôn tính) dùng làm tướng quốc.
Trong 15 năm - từ -351 đến – 337,[11] có sách chép là từ - 355 đến -341, xê