theo khóc. Bà dỗ nó: “Con về đi, mẹ đi chợ về sẽ làm thịt heo cho con ăn”.
Lúc bà đi chợ về, Tăng tử muốn bắt heo để giết, bà vợ ngăn: “Tôi nói đùa
với nó vậy thôi mà”. Tăng tử bảo: "Mình cho là nói đùa, chứ trẻ không cho
là nói đùa
. Trẻ không phải tự nhiên biết, toàn là học của cha mẹ, nghe
lời cha mẹ bảo. Nay mình nói láo với nó tức là dạy nó nói láo. Mẹ nói láo
với con, con mà không tin cha mẹ được, đó không phải là cách dạy con".
Rồi ông làm thịt con heo, đem luộc.
Các bản xưa chép là “minh chủ”, nghĩa không thông. Nên các học giả
sửa lại là “ám” (hôn ám) hoặc là “thời”. Chúng tôi nghĩ chữ “thời” (
時) có
thể lầm với chữ minh (
明) được, chứ chữ “ám” thì khác xa quá.
Học trò Khổng Tử, người nước Lỗ, tên là Bất Tề.
Một loại ngọc màu đỏ.
Mỗi thạch là 120 cân thời đó.
Coi chú thích ở truyện 1 Thiên sau.
Thuyết này các sách khác cho là của Công Tôn Long – Công Tôn Long
phân biệt con ngựa và màu trắng. Ngựa là một ý niệm khái quát, ngựa trắng
là một con ngựa thật, hai cái khác nhau, do đó ngựa trắng không phải là
ngựa. Công Tôn Long ngụy biện.
Ở Lâm Tri, kinh đô Tề, Tề Tuyên vương lập một công quán cho các kẻ
sĩ mọi nơi lại đó giảng luận, coi phần I.
Nguyên văn: Hiệp phù tương vị tắc trách vọng, tự vị tắc sự hành. Chúng
tôi phiên âm và hiểu theo Trần Khải Thiên. Có nhà phiên âm là: … tương
vi …, tự vi và dịch: Khi hai người làm chung nhau (tương vi) thì họ trách
nhau, còn tự mình làm riêng rẽ (tự vi) thì việc chạy. E sai.
Nguyên văn là dị. Có sách giảng là dễ lấy. Thời đó vải có thể dùng làm
tiền để trả công, trao đổi hàng hoá.
Thời đó người Trung Hoa ở miền Trung và miền Bắc coi người Việt ở