vua chúa (...)
Bè đảng phụ họa cho nhau, bề tôi thỏa mãn được tư dục thì vua bị cô lập;
quần thần lấy công tâm mà đề cử người, kẻ dưới không phụ họa nhau (làm
điều gian) thì là vua sáng suốt (...)
Truyện 5. a/ Vu Hiến Bá làm tướng quốc nước Tấn
mà rau lê rau hoắc
mọc đầy dưới sân, gai góc sum suê ngoài cửa, bữa ăn không hai món, chỗ
ngồi không có hai lớp chiếu, vợ không mặc đồ lụa, ở nhà không cho ngựa
ăn lúa, ra ngoài không có xe theo hầu. Thúc Hưởng hay điều đó, lại nói với
Miêu Bôn Hoàng, Bôn Hoàng chê : “Như vậy là lấy tước lộc của vua làm
vui lòng kẻ dưới”.
(Còn một thuyết khác, đại ý cũng vậy chúng tôi bỏ).
b/ Quản Trọng làm tướng quốc nước Tề, tâu với vua:
“Thần sang nhưng nghèo”. Hoàn Công bảo: “Cho ông có nhà tam qui”
(Có nhà tam qui rồi) Quản Trọng lại tâu: “Thần đã giàu rồi, nhưng địa vị
thần còn thấp”. Hoàn Công đặt ông ta lên trên họ Cao, và họ Quốc (hai quí
tộc lớn nhất của nước Tề). Ông ta lại xin: “Địa vị của thần cao rồi, nhưng
thần còn sơ với nhà vua (không được ở trong công tộc)”. Hoàn Công bèn
lập ông làm trọng phụ (như hàng cha chú của vua) Khổng tử nghe chuyện
đó, chê Quản Trọng là “xa xỉ quá đáng, bức hiếp vua”.
Còn 1 thuyết khác: “Quản Trọng ra ngoài thì dùng xe bọc màu đỏ với
người hầu mặc áo xanh, về nhà thì cho đánh trống, trước sân bày vạc, trong
nhà có đài tam qui. Khổng Tử nói: “Ông ta là một quan đại phu giỏi, nhưng
quá đáng, và bức cấp trên”.
(Đoạn dưới chép về Tôn Thúc Ngao, tướng quốc Sở, chúng tôi bỏ).
d/ Đất Trung Mâu không có quan lệnh, Tấn Bình Công hỏi Triệu Võ:
- Trung Mâu là tay chân của Tấn, vai lưng của Hàm Đan, quả nhân muốn
có một quan lệnh tốt ở đó, dùng ai được bây giờ?
Võ thưa:
- Có thể dùng Hình Bá Tử.
Công hỏi:
- Người đó không phải là kẻ thù của ông ư?
- Thù riêng không vào cửa công (nghĩa là việc công việc nước thì không kể