Khổng tử không làm tướng quốc nước Vệ. Thời đó Khổng Khôi làm
loạn: ngẫu nhiên cùng họ với Khổng tử, nên người ta lầm là Khổng Tử.
Nguyên văn: Tử Cao hậu môn. Có sách dịch là Tử Cao đi ra ngõ sau, có
sách dịch là: ra cửa sau cùng. Chúng tôi theo Trần Khải Thiên.
Nguyên văn: tiên hậu thần di ngôn. Trần Khải Thiên giảng: tiên hậu là
tả hữu, nghĩa là giúp.
Thời dó thiên tử có vạn cỗ xe, vua chư hầu có 1000 cỗ, quan đại phu có
100 cỗ. Mỗi cỗ xe tương đương cho lộc của 6 dặm vuông đất.
Bá Di con vua Cô Trúc có đạo đức, không ham ngôi vua, lại chê Chu
Võ vương giết Vua Trụ trong lúc còn tang cha, nến không phục tòng Võ
Vương, bỏ vào núi Thú Dương, chết đói ở đó.
Ý nói: thưởng không hậu. Mấy hàng cuối này nguyên văn khó hiểu, mỗi
sách giảng một khác. Chúng tôi theo bản của Trần Khải Thiên.
Tức không nên quá tin bề tôi.
Trọng phụ là tiếng tôn xưng (coi Quản Trọng như hàng cha chú mình)
chứ không phải là chức tước.
Truyện này e không có thực. Theo sử thì Quản Trọng nắm trọn quyền
hành.
Theo thiên XXXIX Nạn Tứ 2 thì Dương Hổ bị Tề Cảnh Công bỏ tù.
Luận ngữ chép là Dưỡng (Dương?) Hóa (Hóa là tên tự).
Câu này nguyên văn có bản chép khác và nghĩa cũng khác:.... vua vào
bậc trên (hiền đức nhất) coi các bề tôi đều là thầy cả, bậc giữa thì coi bề tôi
đều là bạn, bậc thấp nhất coi bề tôi đều là người để sai khiến.
Năm truyện sau từ c/ đến g/, không được nói tới trong phần Kinh mà
cũng chẳng liên quan gì đến Kinh.
Ba truyện sau không liên quan đến phần Kinh, riêng truyện cuối h/
không được nói tới trong phần Kinh.
Có sách chép là Mạnh Hiến Bá và nước Lỗ, sai.
Về danh từ “tam qui” này có tới 5 – 6 thuyết: 1 – một lần cưới 3 vợ, 2