đến thù riêng).
Công lại hỏi:
- Còn chức lệnh ở Trung phủ thì dùng ai?
- Dùng con của thần được.
Cho nên bảo: “Triệu Võ tiến cử người ở ngoài họ mình thì không chừa kẻ
thù, tiến cử người trong thân thuộc của mình
tiến cử 46 người, đến khi ông mất, họ đều đến điếu với tư cách là khách
(chứ không thân mật như người nhà). Đức vô tư của ông như vậy đó (...)
e/ Giải Hồ tiến cử kẻ thù của mình làm tướng quốc cho Giản chủ. Người
thù đó cho rằng mình may mắn được tha thứ rồi nên lại bái tạ. Hồ giương
cung muốn bắn ông ta, bảo: “Tiến cử người là việc công, vì cho rằng ngươi
lãnh được nhiệm vụ; còn thù ngươi thì là cái oán riêng, ta không vì oán
riêng mà chặn đường của ngươi, không tiến cử ngươi lên với vua”. Vì vậy
có ân oán riêng thì không vào cửa công
.
*
Kinh 6. Vua
hèn kém thì kị lời nói thẳng, ân nghĩa riêng tư mà chiếm
phần ưu thắng thì công nghiệp của vua sẽ ít.
Truyện 6. – (Bốn truyện trong phần này không thực là những dẫn chứng mà
chỉ hơi có liên quan tới phần kinh). Truyện đầu là lời Võ tử khuyên con
đừng nói thẳng mà nguy đến thân; truyện thứ 2 thì là lời Tử Quốc khuyên
con là Tử Sản (tướng quốc nước Trịnh) đừng nên trung với vua vì bị quần
thần ghét mà nguy đến thân; truyện thứ 3; Lương Xa có công tâm quá tới
mức chặt chân chị khi chị phạm tội nhỏ, vua đã chẳng khen mà còn chê là
bất từ, cách chức huyện lệnh của ông ta; truyện cuối cùng, Quản Trọng bị
bắt, từ nước Lỗ giải về Tề, dọc đường đói khát, được một người giữ biên
giới tặng thức ăn. Người này hỏi sau này được trọng dụng thì Quản Trọng
sẽ đền ơn anh ta ra sao. Quản Trọng không nghĩ đến ơn riêng đó, đáp sẽ
dùng người hiền để giúp nước, và bị anh ta oán.