hành pháp luật, huống hồ là đối với chúng ta" (…).
Điền Thành (hoặc Điền Thường, coi chú thích thiên Ngũ đố) ban ân huệ
riêng cho dân để dân theo mình mà xa vua, như vậy là có ý chiếm ngôi của
Tề giản công. Giản Công biết là nguy cho mình, hỏi Án Tử cách đối phó ra
sao. Án Tử khuyên Giản Công ban ân huệ cho dân hơn Điền Thành thì dân
sẽ bỏ Điền Thành mà theo mình.
Nguyên văn : “cố nhân chủ công hĩ” thật khó hiểu, chúng tôi theo bản
của Trần Khải Thiên. Có người dịch là: cho nên bậc vua chúa có nhiều kẻ
bao vây.
Vì không làm gì thì không để lộ ý của mình ra, cứ núp vào sự hư tĩnh
thì bề tôi thì không đoán được ý mình mà mình dò được ý họ.
Đoạn này nếu dịch sát thì rất khó hiểu nên chúng tôi bất đắc dĩ phải cắt
bớt và giảng giải.
Nguyên văn: quân bất an, cứ nhi hữu chi. Có bản chép là: cứ quân sở
an, cứ nhi hữu chi? và dịch là: vua căn cứ vào đâu mà bắt tội họ (vì họ lập
bè đảng che giấu cho nhau rồi).
Sáu hàng cuối này, Trần Khải Thiên cho là lời của Quản Trọng. Chúng
tôi cho là giọng của Hàn Phi.
Cung điện vua chư hầu có 3 cửa: ngoài, giữa, trong. Mao môn là cửa
giữa.
Cậu của Văn công, tòng vong với công, sau giúp công lập được nghiệp
bá. Thường gọi là cậu Phạm.