(bằng da tê ngưu). Không ra lệnh mà tự ý cầu nguyện là thương quả nhân.
Họ thương quả nhân thì quả nhân cũng phải đổi pháp luật mà làm vừa lòng
họ, như vậy pháp luật không đứng được, pháp luật không đứng được sẽ đưa
tới nước loạn và mất nước. Không bằng phạt mỗi lí hai áo giáp mà cho
nước loạn được trị trở lại".
(Còn một thuyết nữa cũng đại ý như vậy, bỏ)
b/ Nước Tần rất đói kém. Ứng hầu
xin với vua :”Rau cỏ hột quả trong
năm vườn của nhà vua đủ để cứu đói cho dân, xin nhà vua phát cho họ”.
Chiêu Tương vương bảo :”Theo pháp luật nước Tần ta thì dân có công mới
được thưởng, có tội mới bị phạt. Nay phát cho dân rau quả trong năm vườn,
tức là dân có công hay không đều được thưởng cả. Khiến cho dân có công
hay không đều được thưởng là gây loạn cho nước. Phát rau quả trong năm
vườn mà nước loạn sao bằng đừng phát mà nước được trị”.
d/ Công Nghi Hưu làm tướng quốc nước Lỗ thích ăn cá. Cả nước tranh
nhau mua cá tặng ông, ông không nhận. Em trai ông hỏi: "Anh thích ăn cá
mà sao người ta tặng lại không nhận!". Đáp: "Chỉ vì thích ăn cá mà không
nhận đấy, vì nhận phải chịu ơn của người, chịu ơn của người thì phải uốn
cong pháp luật, uốn cong pháp luật thì mất chức tướng quốc, mất chức
tướng quốc thì người trong nước không tặng ta cá nữa mà ta cũng không tự
cung cấp cá được (vì hết bổng lộc). Còn như không nhận cá thì vẫn còn làm
tướng quốc, có thích ăn cá thì tự cung cấp cá hoài được”. Truyện đó cho ta
thấy rõ ràng trông cậy ở người không bằng trông cậy ở mình, nhờ người ta
làm cho mình không bằng tự mình làm lấy.
Kinh 3. Bậc vua chúa
lấy việc nước ngoài làm gương, thì việc bên ngoài
không thể không thành, bởi vậy mà Tô Đại chê vua Tề. Bậc vua chúa lấy
việc thời cổ làm gương thì bọn xử sĩ (không ra làm quan) mà tư tưởng
không hợp với nhà cầm quyền sẽ không được vinh hiển, bởi vậy mà Phan
Thọ nói về tình của vua (Hạ) Vũ, (…). Phương Ngô không ngồi cùng xe với