ấy ở sau, như vậy có nên chăng?” Văn công đáp:
- Lẽ ấy các ông không biết được. Lời Cậu Phạm chỉ là lời quyền biến dùng
tạm một thời, còn lời của Ung Quí là cái lợi muôn đời.
Trọng Ni nghe chuyên đó bảo: “Văn Công làm bá chủ chẳng cũng đáng ư?
Đã biết lẽ quyền biến một thời, lại hiểu cái lợi vạn đại”.
*
Có người bảo: Ung Quí không trả lời đúng câu hỏi của Văn công. Trả lời
một câu hỏi thì phải tùy vấn đề lớn hay nhỏ, hoãn hay gấp mà đáp. Vấn đề
cao lớn mà mình đáp như thể nó nhỏ và hẹp thì bậc minh chủ không nghe.
Văn công hỏi về cách lấy ít chống đông, mà đáp rằng: “Sau không gạt được
lần nữa”, như vậy là đáp không đúng.
Lại thêm Văn công không biết cái lẽ quyền biến một thời, cũng không biết
cái lợi muôn đời. Đánh mà thắng thì nước và thân mình đều được yên; binh
mạnh và uy thế vững, sau có chiến tranh nữa cũng không thể lớn hơn vậy,
thế thì sao lại lo không có cái lợi muôn đời? Còn như đánh mà không thắng
thì nước mất, binh yếu, thân chết, danh mất, lo tránh được cái chết trước
mắt còn không kịp, đâu còn rảnh để đợi cái lợi muôn đời? Cái lợi muôn đời
ở trong cái thắng lợi ngày nay, mà cái thắng lợi ngày nay ở chỗ gạt kẻ địch.
Cho nên bảo Ung Quí không đáp đúng câu hỏi của Văn công.
Vả lại, Văn công không hiểu lời của Cậu Phạm. Cậu Phạm bảo “Không
ngại trá ngụy” không phải là bảo lừa gạt dân của mình mà bảo là lừa gạt
địch. Địch là nước mình đánh, sau dù không lừa gạt được lần nữa thì có hại
gì đâu? Văn công sở dĩ đặt Ung Quí lên trên Cậu Phạm, là vì ông ấy có
công chăng? Nhưng thắng được quân Sở là do mưu của Cậu Phạm, vậy lời
của Cậu mới đúng? Ung Quí chỉ nói “sau không gạt được lần nữa”, lời
không có gì là hay cả. Mà Cậu Phạm thì đã có đủ cả công lẫn lời nói hay.
Cậu bảo: “Người quân tử trọng lễ thì cực lực giữ sự trung tín”; trung là để
yêu kẻ dưới, tín là để không gạt dân, còn lời nào hay hơn lời đó nữa?
Nhưng Cậu lại nói trá ngụy phải là mưu kế hành quân. Vậy Cậu Phạm
trước đã nói được lời hay, sau lai có công chiến thắng, thế là có hai công
mà lại bị để ra sau, còn Ung Quí không có công nào lại được thưởng trước.
“Văn công làm bá chủ, chẳng cũng đáng ư?” Trọng Ni nói vậy là không