gian, hại cho người.
2- Không có công thì không thưởng mà có tội thì phải phạt:
Hàn Phi chê Tề Hoàn công phát của kho, tha tội nhẹ cho dân khi ông ta ân
hận vì mắc một lỗi nhỏ (uống rượu say đánh rớt mão).
3 - Muốn tránh hoạ thì đừng làm, đừng cho thấy:
Xưa, Văn Vương xâm lấn nước Vu, đánh nước Cử, chiếm nước Phong, ba
lần dùng binh như vậy nên bị vua Trụ ghét. Văn Vương sợ, dâng đất Lạc
Tây, một miền đất nhỏ (phì nhiêu)
rộng một ngàn dặm vuông để xin bỏ
hình bào lạc,
thiên hạ đều mừng. Trọng Ni nghe chuyện đó bảo: "Văn
Vương thật là nhân từ coi nhẹ một nước ngàn dặm mà xin bỏ hình bào lạc!
Văn Vương thật là minh trí, bỏ đất ngàn dặm để được lòng thiên hạ!"
*
Có người bảo:
Trọng Ni khen Văn Vương là minh trí, chẳng là lầm ư? Bậc minh trí
biết chỗ tai họa mà tránh, cho nên thân (không?) bị hại. Nếu Văn Vương bị
vua Trụ ghét vì ông không được lòng dân, mà ông tìm cách được lòng dân
để vua Trụ không ghét nữa, như vậy là phải. Nay vua Trụ đã ghét ông vì
ông rất được lòng dân, mà ông lại coi rẻ đất đai để thu phục lòng dân thì
cảng thêm bị vua Trụ nghi, nên mới bị xiềng xích trong ngục Dữu Lí đấy.
Các ông già nước Trịnh có câu: “Hiểu đạo lý thì nên đừng làm gì, đừng cho
thấy.” Lời đó thật thích hợp với Văn Vương để cho người khác khỏi nghi
ông, Trọng Ni khen Văn Vương minh trí là chưa hiểu lời nói đó!
4- Ngũ Bá (Tề Hoàn công, Tống Tương công, Tấn Văn công, Tần Mục
công, Sở Trang công) sở dĩ thành công là nhờ sức của các vua lẫn bề tôi,
chứ không phải của riêng bề tôi, hoặc của riêng vua.
Hàn Phi đưa ra chứng cứ: “Xưa Cung Chi Kì ở nước Ngu, Hi Phụ Kì ở
nước Tào, đều là những bề tôi minh trí, đoán trúng việc, làm nên công, mà