hai nước đó đều bị diệt vong là vì có bề tôi tốt mà không có vua hiền. Lại
như Kiển Thúc giúp nước Ngu mà Ngu bị diệt vong, giúp nước Tần thì Tần
thành bá chủ, như vậy đâu phải là ở nước Ngu thì tối tăm, ở Tần thì sáng
suốt, chỉ do gặp được vua giỏi hay không”. (….)
5-Trị nước không phải là việc dễ, nhàn, vì dù lựa được bề tôi giỏi rồi, cũng
phải có thuật sai khiến họ, xét họ, đối phó với họ.
6- Cần xét kĩ lí do rồi mới kết luận được.
Lí Khắc
trị nước Trung Sơn. Quan lệnh ấp Khổ Hình trình bản kế toán,
số thu quá nhiều, Lí Khắc bảo: “Lời nói khéo léo, nghe thì thích, nhưng
không hợp tình lí, như vậy gọi là "điệu ngôn" (lời không thực, hư ngôn).
Không có mối lợi về núi, rừng, chằm hang mà số thu được nhiều, như vậy
gọi là “điệu hóa” (hóa vật không có thực, hư vật). Người quân tử không
nghe “điệu ngôn”, không nhận “điệu hóa”; ông nên từ chức đi.
*
Có người bảo:
Lí tử lập thuyết: “Lời nói khéo léo, nghe thì thích nhưng không hợp tình lí,
như vậy gọi là “điệu ngôn”. Khéo nói là làm cho người nghe thích, cái đó
tùy người nghe. Người nói đã không phải là người nghe thì sự khéo nói
cũng không phải là sự thích
. Cái mà Lí tử bảo không hợp tình lí không
tùy thuộc người nghe mà tùy thuộc lời người đó nghe được. Người nghe
nếu không phải là tiểu nhân (vô học) thì là quân tử. Tiểu nhân không hiểu
tình lí, vậy không thể xét lời nói xem có hợp tình lí hay không; quân tử biết
xét lời nói xem có hợp tình lí hay không thì tất không thể thích được (vì lời
nói khéo không hợp tình lí). Vậy bảo “Lời nói khéo nghe thì thích nhưng
không hợp tình lí” là nói sai”.
- Thu được nhiều mà cho là “điệu hóa”, lời đó chưa phải là luôn luôn
đúng
. Lí tử không sớm cấm điều gian, để cho viên lệnh làm kế toán như
vậy, là có lỗi rồi. Ông không có thuật nào để biết là gian, mà cứ thấy ghi