lập được thế mạnh rồi mà giữ cho người ta không lấn hại mình, đó có thể
gọi là cái khó thứ nhất; quí ái thiếp mà giữ sao cho khỏi có hai hoàng hậu
(ái thiếp quyền ngang với hoàng hậu), đó là cái khó thứ nhì; yêu con thứ
mà giữ sao cho con đích (con dòng lớn, tức thái tử) khỏi bị nguy; chuyên
nghe một bề tôi mà giữ sao cho họ không đối địch với mình, đó có thể gọi
là cái khó thứ ba.
*
4- Làm cho dân vui, chọn người hiền và tiết kiệm, ba việc đó không cần
bằng biết rõ bề tôi.
Nhiếp
công (một đại phu nước Sở) tự là Tử Cao hỏi Trọng Ni về chính
trị, Trọng Ni đáp: “Việc chính trị cốt làm cho kẻ ở gần vui mà kẻ ở xa tìm
đến.”
Lỗ Ai Công hỏi về chính trị, Trọng Ni đáp: “Chính trị cốt ở chỗ lựa người
hiền”.
Tề Cảnh công hỏi về chính trị, Trọng Ni đáp: “Việc chính trị cốt ở việc tiết
kiệm tài sản”.
Ba ông đó ra, Tử Cống (một đệ tử của Trọng Ni) hỏi: “Ba ông đó cùng hỏi
một câu về chính trị mà thầy đáp mỗi ông một khác là tại sao?” Trọng Ni
đáp: “Nước Nhiếp kinh đô lớn mà đất đai nhỏ, dân có lòng phản bội, cho
nên việc cai trị cốt làm cho kẻ ở gần vui mà kẻ ở xa tìm đến. Lỗ Ai Công
có ba vị đại thần, họ ngoài thì ngăn cản kẻ sĩ các nước chư hầu bốn bên,
trong thì kết bè đảng để gạt vua; khiến cho tôn miếu không được quét dọn,
nền xã tắc (nơi thờ Thần Đất và Thần Nông) không được cúng tế, tất là tại
ba đại thần đó cả, vì vậy mà thầy bảo việc chính trị cốt ở chỗ lựa người
hiền. Tề Cảnh Công xây cửa Ung (cửa thành) và đài Lộ Tẩm, (nhân vui
mà) trong một buổi sáng cho ba đại phu một thái ấp ba trăm cỗ xe
vậy thầy bảo việc chính trị cốt ở chỗ tiết kiệm tài sản”.
*