nghi cha người hàng xóm.
Lời hai người đó nói đều đúng cả mà nặng (Quan Kỳ Tư) thì bị giết, nhẹ
(cha người hàng xóm) thì bị nghi, vậy đủ thấy: biết không phải là khó, biết
dùng cái biết mới khó. Cho nên lời đoán của Nhiễu Triều
rất xác đáng,
người nước Tống coi ông là bậc thánh mà người nước Tần coi ông là vô
dụng
. Điều đó không thể không xét được.
5. Phải xem vua yêu hay ghét mình; đừng làm trái ý vua.
Xưa Di Tử Hà được vua Vệ yêu. Theo phép nước Vệ, hễ lén đánh xe của
vua thì bị tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà đau, có người hay tin, đương đêm
báo cho Di Tử Hà; Di Tử Hà truyền lệnh giả rồi ngồi xe vua ra khỏi cung.
Vua hay được khen: “Thực có hiếu, vì mẹ mà quên tội chặt chân”. Một
hôm khác, Di Tử Hà cùng dạo trong vườn với vua, ăn một trái đào, thấy
ngọt, lấy nửa trái đào ăn dở đút cho vua. Vua bảo: “Thực là yêu ta. Quên
miếng ngon mà đút cho ta”. Đến khi dung nhan Di Tử Hà suy kém, tình
yêu của vua lơi là, có tội với vua, vua bảo: “Nó đã tự tiện lên ngồi xe của
ta, lại đút cho ta trái đào nó ăn dở”. Hành vi của Di Tử Hà có thay đổi gì
đâu mà trước thì được khen, sau lại bắt tội, chỉ tại lòng yêu ghét đã thay đổi
vậy. Cho nên được vua yêu thì tài trí hóa ra hợp ý, bị vua ghét thì tài trí hóa
ra không hợp ý, bị tội mà càng hóa sợ. Cho nên kẻ sĩ can gián, du thuyết,
đàm luận, không thể không xét vua chúa yêu hay ghét mình rồi sau mới nên
thuyết.
Rồng là con vật thuần, có thể lấn lớn mà cưỡi, nhưng dưới họng nó có
những vẩy ngược chu vi rộng cả thước, ai mà đụng tới thì nó sẽ giết. Bậc
vua chúa cũng có những vẩy ngược, kẻ du thuyết mà biết đừng đụng tới thì
là tạm được rồi.
Chúng tôi chia đoạn, đánh số và đặt tiêu đề cho mỗi đoạn. Thiên này