Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XI
CÔ PHẪN
( NỖI UẤT CÔ ĐƠN )
Kẻ sĩ biết thuật
tất nhìn xa, xét rõ; không xét rõ thì không thấu được tư
tâm của kẻ khác. Kẻ sĩ giỏi pháp độ tất cương nghị mà ngay thẳng, không
ngay thẳng thì không hiểu chính được kẻ gian. Bề tôi nào cứ tuân lệnh
(vua) mà làm, theo pháp luật mà thi hành chức vụ thì không gọi là “trọng
nhân”
. Kẻ nào không có lệnh (vua) mà tự chuyên, làm trái pháp luật để
lợi cho mình, làm hao tốn của nước để ích cho nhà, dùng khí lực khiến
được vua theo mình, như vậy mới là trọng nhân. Kẻ sĩ biết thuật, xét rõ mà
được dùng thì thấu được tình mờ ám của trọng nhân. Kẻ sĩ giỏi pháp độ,
ngay thẳng mà được dùng thì kiểu chứng được hành vi gian tà của trọng
nhân. Cho nên kẻ sĩ biết thuật, giỏi pháp độ mà được dùng thì hạng bề tôi
tôn quí tất bị gạt ra ngoài,
thành thử họ với bọn cầm quyền thù nhau đến
một mất một còn.
Bọn cầm quyền mà nắm sự thưởng phạt thì chư hầu ở ngoài và bách quan
trong triều đều bị họ sai khiến. Chư hầu không nương tựa vào họ thì việc
không thành, cho nên địch quốc ca tụng họ; bách quan không nhờ cậy họ
thì công nghiệp không tiến, cho nên quần thần bị họ sai khiến; kẻ tả hữu
của vua không nhờ cậy họ thì không được gần vua, cho nên che giấu lỗi của
họ; hạng học sĩ không nhờ cậy họ thì lộc ít, lễ thấp
, cho nên nói tốt cho
họ. Bọn gian thần nhờ bốn sự yểm trợ đó (của chư hầu, quần thần, kẻ thù
của nhà vua, các học sĩ) mà tự tô điểm cho chúng. Bọn trọng nhân không
thể trung với chúa mà tiến cử kẻ thù (tức các kẻ sĩ có pháp thuật), các vua
chúa không vượt được bốn sự yểm trợ trên mà xét rõ bọn gian thần, cho
nên vua chúa bị che lấp thì đại thần càng quyền cao chức trọng. Bọn đại
thần đương cầm quyền, ít khi không được tin yêu, lại được vua biết từ lâu,
cho nên đón được ý vua, vua thích hay ghét cái gì họ cũng thích, ghét cái