HÀN PHI TỬ - Trang 416

đó, nhờ vậy mà tiến thân. Quan tước cao quí mà bè đảng lại đông nên được
cả nước khen. Còn kẻ sĩ giỏi pháp thuật có muốn yết kiến vua thì lại thiếu
tình thân yêu tin cậy, không được cái may mắn được vua biết từ lâu, mà lại
đem lời pháp thuật ra kiểu chính lòng vua, tất làm trái ý vua. Địa vị họ đã
thấp, lại không bè đảng nên bị cô lập. Họ là kẻ sơ tình mà muốn tranh với
kẻ thân cận của vua, tất nhiên là không thắng được; họ mới tới mà muốn
tranh với kẻ quen biết từ lâu, tất nhiên là không thắng được; họ làm trái ý
vua mà muốn tranh với kẻ chiều ý vua, tất nhiên là không thắng được; họ ở
địa vị thấp hèn mà muốn tranh với kẻ cao quí, tất nhiên là không thắng
được; họ chỉ có một miệng mà muốn tranh với cả nước, tất nhiên là không
thắng được. Kẻ sĩ giỏi pháp thuật ở vào năm cái thế không thắng được đó
nên có đợi mấy năm nữa cũng không được yết kiến vua, còn bọn đương
cầm quyền thừa năm cái thế thắng được kia mà sớm chiều trình bày trước
mặt vua, như vậy thì kẻ sĩ giỏi pháp thuật do đường nào mà được tiến cử,
còn vua chúa biết bao giờ mới được giác ngộ? Thế đã không thắng được
vua mà lại không sống chung được (với bọn trọng nhân); tất có kẻ mất
người còn, kẻ sĩ giỏi pháp thuật làm sao khỏi bị nguy? Bọn trọng nhân nếu
có vu tội lỗi cho ai thì sẽ dùng phép công mà giết người đó; không thể vu
được thì sai người ám sát

[5]

. Tóm lại, làm sáng tỏ pháp luật là trái ý vua

chúa, nếu không bị quan giết thì tất cũng chết vì bị ám sát.
Những kẻ lập bè đảng vào hùa với nhau để che lấp vua, nói những lời trái
pháp luật để mưu tư lợi thì tất được bọn trọng nhân tin dùng; ai có thể gán
cho công lao thì trọng nhân sẽ tặng cho quan tước cao sang, ai có thể gán
cho tiếng tốt thì mượn thế nước ngoài mà cho được quí trọng. Vậy che lấp
vua mà hùa theo một họ riêng (trỏ bọn đại thần tự chuyên) thì nếu không
được chức tước vinh hiển, cũng được quí trọng nhờ thế nước ngoài. Nay
các vua chúa không dùng cách tham nghiệm

[6]

mà trừng phạt, không đợi

thấy công lao rồi mới ban tước lộc, thì kẻ sĩ biết pháp thuật làm sao dám
liều chết mà đưa ý kiến, bọn gian thần làm sao chịu bỏ tư lợi mà rút lui?
Thành thử vua chúa càng mất địa vị còn các họ riêng càng được tôn quí.
Nước Việt tuy giàu, mạnh, mà các vua Trung nguyên (như Chu, Tề, Lỗ…)
đều cho là vô ích cho mình, bảo : “Nước đó (ở xa) ta không chế ngự được”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.