một trận
Từ năm -350 đến -348, Thương Ưởng lại biến pháp lần nữa, lần này vê
hành chánh và tài chánh:
- Cấm cha con anh em đồng cư để cho công việc khẩn hoang mau phát
triển.
- Chia nước thành quận huyện.
- Mở mang đất đai, ai vỡ thêm được đất thì làm chủ đất, đặt một thứ thuế
công bằng, ai cũng như ai.
Hai việc lập quận huyện và mở mang đất đai này đã có từ thời Xuân Thu,
Thương Ưởng chỉ có công đưa ra thành quốc sách, và áp dụng một cách đại
quy mô thôi.
- Thống nhất đồ đo lường.
Ít năm sau, Tần mạnh lên, thắng Ngụy một trận lớn ở Mã Lục, giết được
tướng Ngụy và cầm tù thái tử Ngụy. Từ đó Ngụy không ngóc đầu lên được
nữa, vua Ngụy chắc ân hận đã không nghe lời Công Thúc Tọa, không dùng
mà cũng không giết Thương Ưởng.
Danh vọng, chức tước của Thương Ưởng bây giờ lên đến tột bực. Tần Hiếu
công phong cho ông một khu gồm 15 ấp ở đất Thương, với tước Thương
quân, vì vậy ông có tên là Thương Ưởng. Tất cả triều đình, nhất là giới quý
tộc, cha anh của vua đều ghét ông. Sở dĩ ông còn đứng vững được chỉ nhờ
Hiếu công che chở. Chiến Quốc sách (Tần sách -I.1) chép rằng khi Hiếu
công đau nặng, muốn truyền ngôi cho ông, ông không nhận vì giữ đúng chủ
trương của Pháp gia: bề tôi giữ phận bề tôi.
Hiếu công mất rồi, Huệ vương lên thay. Huệ vương chính là thái tử hồi
trước đã bị Thương Ưởng làm nhục. Có người bảo Huệ vương:
- Đại thần mà quyền lớn quá thì nước nguy; kẻ tả hữu thân cận quá thì bản
thân nguy. Nay ở Tần, đàn bà trẻ con đều nói: pháp lệnh của Thương quân,
chứ không nói pháp lệnh của đại vương, thế là chính Thương quân mới làm
vua, mà đại vương hoá thành bề tôi. Vả chăng Thương quân chính là kẻ thù
của đại vương, xin đại vương xét kỹ.
Huệ vương sai bắt Thương Ưởng, ông trốn ra biên giới, tới một lữ điếm,
chủ lữ điếm không dám chứa, bảo: "theo lệnh của Thương quân, khách tới