HÀN PHI TỬ - Trang 86

Trong phần I chúng tôi đã dẫn lời ông đáp Tần Hiếu công: “Thời tam đại
(Hạ, Thương, Chu) lễ không giống nhau mà đều làm được vương nghiệp;
các ông bá pháp luật không giống mà đều lập được bá nghiệp (…). Vua
Thang, vua Vũ không theo cổ mà làm bậc vương, Hạ và Ân có thời theo cổ
mà mất nước. Vậy làm khác thời trước chưa hẳn là đáng chê mà theo thời
cổ cũng chưa hẳn là đáng khen”. Qui tắc là phải theo thời và hợp lí.
“ Lễ độ và pháp luật phải theo thời mà qui định; chế độ và pháp luật phải
thuận theo lẽ phải mà thích nghi với hoàn cảnh; quân đội, võ khí, các đồ
dùng đều phải thuận tiện cho việc sử dụng”.
*
Nếu những đoạn chúng tôi mới dẫn đó thực là tư tưởng của Thương Ưởng
(do người đời sau chép lại) thì Hàn Phi đã chịu ảnh hưởng rất lớn của ông.
Hàn cũng đưa ra thuyết “tam thế”. Thiên Bát thuyết ông viết: “Người đời
(thượng) cổ gấp lo về đức hạnh, người đời Trung cổ ganh nhau về trí, người
đời nay tranh nhau về sức mạnh. (Cổ nhân cứu đức, trung thệ trục ư trí,
đương kim tranh ư lực). Thời thượng cổ ít việc mà dùng thiết bị đơn giản,
chất phác, thô lậu mà không tinh, cho nên mài vỏ trai lớn để dẫy cỏ, dùng
xe bánh không có tay hoa. Thời thượng cổ ít người mà thân nhau, tài vật
nhiều nên người ta khinh cái lợi và dễ nhường nhau, do đó mới có việc vái
nhau mà nhường thiên hạ (ám chỉ việc Nghiêu, Thuấn nhường ngôi).
Thời thượng cổ theo Hàn là thời Nghiêu, Thuấn, Thang, Vũ, thời trung cổ
là thời Xuân Thu, còn thời “đương kim” là thời Chiến Quốc. Chúng ta nhận
thấy Thương Ưởng bảo “thời thượng cổ thì thân yêu người thân”, mà Hàn
Phi cũng nói “thời thượng cổ ít người mà thân nhau”. Nhưng thuyết tam thế
của Hàn Phi không tinh vi bằng thuyết của Thương Ưởng.
Lại thêm sự phân chia ra thượng cổ, trung cổ, hiện kim của Hàn cũng
không nhất trí. Đầu thiên Ngũ đố, ông cho thời thượng cổ là thời Hữu Sào,
Toại Nhân, tức thời loài người còn ăn lông ở lỗ; thời trung cổ là thời ông
Vũ trị thủy (tức thời mà trong thiên Bát thuyết ông gọi là thời thượng cổ);
thời cận cổ là thời ông Thang nhà Thương và ông Võ Vương nhà Chu:
“Đời thượng cổ nhân dân ít mà cầm thú nhiều, nhân dân không thắng nổi
cầm thú, trùng rắn. Sau đó thánh nhân ra đời, kết cành làm ổ (trên cây) để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.