Người ta hỏi: “Sao anh không lấy chân để thử giày?” Anh ta đáp “Nên tin
cái ni chứ không nên tin mình”.
*
Tuy nhiên chúng ta cũng nên nhận rằng Hàn Phi vì bị bọn học giả quá tin
cổ làm cản trở việc thuyết phục vua Hàn theo chính sách dùng pháp thuật
của ông, nên thường nặng lời với họ, chứ ông không phản cổ đến triệt để,
cái gì của thời xưa cũng là phải bỏ hết. Rốt cuộc chủ trương của ông cũng
như của Thương Ưởng: không nhất định bỏ cổ hay chạy theo cổ, cứ cái gì
hợp thời thì làm, “miễn việc trị nước được thích nghi mà thôi”. Chẳng hạn
ông cũng tôn quân như Nho gia, còn hơn Nho gia nữa, vẫn trọng nông như
Nho gia, trọng lợi như Mặc gia có điều về quan niệm về “quân" (vua), về
“lợi” của ông có khác quan niệm của Nho và Mặc, như trong một chương
sau chúng ta sẽ thấy.
Chú thích:
Vì trong thiên nhiên thì dân tộc Trung Hoa đã biết luật thịnh suy hữu
thời từ hồi mới có nông nghiệp, mà Lão tử, Khổng tử đã cho nó là một luật
tự nhiên
Sự thực thì (1)= -1783-(12357) = 574 năm; (2)= -1185-(-1783) = 598
năm; (3)= -551- (-1185) = 635 năm
Coi chú thích chương 5 trang 138 – Phần V thiên Hiển học