HÀN PHI TỬ - Trang 95

không tin trời, quỉ thần (thiên nhiên bất tương quan). Chúng tôi xin xét
điểm tính ác trước đã.
Tuân tử là triết gia lớn nhất ở cuối thời Tiên Tần, tư tưởng rất có hệ thống,
đã viết riêng một thiên – thiên Tính ác - để đả thuyết tính thiện của Mạnh
tử. Trong bộ Tuân tử chúng tôi đã phân tích thuyết đó và trọn thiên Tính ác,
ở đây chỉ xin trích dẫn vài đoạn quan trọng nhất. [2]
Tuân: định nghĩa chữ tính là cái tự nhiên trời sinh ra, cái sinh ra đã có sẵn
không đợi làm (học tập) rồi mới có (Sinh chi sở dĩ nhiên giả, vị chi tính -
Bất sự nhi tự nhiên giả, vị chi tính)
Và ông bảo rằng: “Cái tính của con người là đói thì muốn ăn, mệt thì muốn
nghỉ. (Kim nhân chi tính, cơ nhi dục bão, lao nhi dục hưu, thử nhân chi tình
tính dã)
Ba đặc điểm nữa của con người là hiếu lợi, đố kỵ, thích thanh sắc: “Tính
con người sinh ra là hiếu lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn
nhau mà sự từ nhượng không có; sinh ra là đố kỵ, thuận theo tính đó thì
thành ra tàn tặc, mà lòng trung tín không có; sinh ra là có lòng muốn của tai
mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành dâm loạn mà lễ
nghĩa, văn lí không có. Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận cái tình
của người ta, tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào cái phận (tức quyền lợi của
nhau), làm loạn cái lí mà mắc cái lỗi tàn bạo. Cho nên phải có thầy, có phép
để cải hoá cái tính đi, có lễ nghĩa để dắt dẫn nó, rồi sau mới có từ nhượng
hợp văn lí mà thành ra trị. (Kim nhân chi tính sinh nhi hiếu lợi yên, thuận
thị cố tranh đoạt sinh, nhi từ nhượng vong yên; sinh nhi hữu tật ố yên,
thuận thị cố tàn tặc sinh, nhi trung tín vong yên. Sinh nhi hữu nhi mục chi
dụng hữu hiếu sắc yên, thuận thị cố dâm loạn sinh, nhi lễ nghĩa văn lí vong
yên. Nhiên tắc tòng nhân chi tính, thuận nhân chi tình, tất xuất vụ tranh
đoạt, hợp vu phạm phận loạn lí, nhi qui vu bạo. Cố tất tương hữu sư pháp
chi hoá, lễ nghĩa chi đạo, nhiên hậu xuất từ nhượng, hợp vụ văn lí nhi qui
vu trị – Tính ác).
Vậy theo Tuân tử, tính của con người là tính thỏa mãn ba nhu cầu chính:
ăn, ngủ, truyền chủng; ngoài ra lại còn hiếu lợi, đố kị.
Hàn Phi không phải là một triết gia, chỉ là một lí thuyết gia về chính trị, có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.