cỏ mới kĩ cho mình”. Người làm công đó hết sức cày và cào cỏ, sửa sang
lại bờ ruộng, không phải vì yêu chủ mà vì nghĩ: “Có vậy chủ mới cho ăn
ngon, mà tiền, vải mới tốt.” Như vậy một bên cung dưỡng hậu hĩ, một bên
gắng sức làm việc, có cái ân trạch giữa cha con, hai bên đều hết nghĩa vụ
(vì) đều mưu cái lợi cho chính mình cả. Bởi vậy con người làm việc với
nhau, cho, tặng nhau, nếu thấy có lợi cho mình thì dù là người nước Việt
(thời đó người Trung Hoa ở miền bắc coi người nước Việt ở miền Đông
Nam là ngoại nhân) cũng dễ hòa, nếu lòng thấy có hại thì dù là cha con
cũng xa nhau, oán nhau.”
故人行事施予,以利之心,越人易和;以害之心,父子离且怨。
(Cố nhân hành sự thi dữ, dĩ lợi vi chi tâm, tắc Việt nhân dị hòa, dĩ hại chi vi
tâm, tắc phụ tử li thả oán – Như trên)
Đoạn dưới đây trong thiên Lục phản còn tàn nhẫn hơn nữa:
“Cha mẹ đối với con, sanh con trai thì mừng, sanh con gái thì giết, trai gái
đều trong lòng cha mẹ mà ra, mà con trai thì mừng, con gái thì giết, là do
nghĩ đến sau này, đứa nào có lợi lâu dài cho mình hơn. Vậy cha mẹ đối với
con mà còn đem lòng tính toán lợi hại, huống hồ là những người không có
tình cha con với nhau”
父母之於子也,產男則相賀,產女則殺之。此俱出父母之懷衽,然男
子受賀,女子殺之者,慮其後便、計之長利也。故父母之於子也,猶
用計算之心以相待也,而況無父子之澤乎。
(Phụ mẫu chi ư tử dã, sản nam tắc tương tự, sản nữ tắc sát chi. Thử câu
xuất phụ mẫu chi hoài nhậm nhiên nam tử thụ hạ, nữ tử sát chi giả, lự kì
hậu tiện, kế chi trường lợi dã. Cố phụ mẫu chi ư tử dã, do dựng kế toán chi
tâm dĩ tương đãi dã, nhi huống vô phụ tử chi trạch hồ!)
Tình giữa cha con như vậy thì tình giữa vợ chồng cũng không hơn gì:
“Chúa có vạn cỗ xe, vua có ngàn cỗ xe thì hoàng hậu, thứ phi, phu nhân,
đích tử (thế nào cũng) có người muốn cho vua chết sớm. Làm sao biết được
như vậy? Là vì vợ không có tình cốt nhục với chồng, hễ yêu thì thân, không
yêu thì sợ. Tục ngữ có câu: “Mẹ được yêu thì con được chiều”. Ngược lại
hễ mẹ bị ghét thì con bị bỏ. Đàn ông năm chục tuổi vẫn còn hiếu sắc mà
đàn bà ba chục tuổi sắc đã tàn. Vợ sắc đã tàn mà thờ ông chồng hiếu sắc thì