HÀN PHI TỬ - Trang 94

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Hàn Phi Tử

Chương 2

XÃ HỘI QUAN

A – DÂN

Trong chương này và hai chương sau chúng tôi xét quan niệm của Hàn Phi
về:
- Bản tính con người.
- Vua
- Và Quốc gia.

Về lịch sử quan, Hàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của Thương Ưởng, chỉ khai
thác tư tưởng của Thương Ưởng, mà không phát huy thêm được gì. Về xã
hội quan, Hàn cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thầy, tức Tuân tử nhưng
có nhiều sáng kiến và đưa tới những kết luận ngược hẳn với Tuân: Tuân
chủ trương tính ác để khuyên nhà cầm quyền dùng lễ giáo uốn nắn lại cái
tính cho dân, còn Hàn chủ trương dùng hình phạt để ngăn ngừa những hành
động của dân có hại cho nước. Có phải vì đi ngược lại đường lối của Tuân
mà Hàn muốn tránh không nhắc Tuân trong khi thường nhắc tới Quản
Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại, Ngô Khởi… Đọc bộ Hàn Phi Tử
chúng tôi chỉ thấy Tuân xuất hiện hai lần: một lần ở đầu thiên Hiển học:
“có Nho phái của họ Tôn” [1] và một lần ở thiên Nạn tam trong câu: “Tử
Khoái nước Yên cho Tử Chi là hiền mà không chịu Tôn Khanh cho nên
thân chết mà bị chê cười”. Nhưng sự kiện Tử Khoái “không chịu Tôn
Khanh” ra sao thì từ trước tới nay không ai tra ra được, vì vậy có người ngờ
Tôn Khanh đó không phải là triết gia Tuân Hướng, người đưa ra thuyết tính
ác.
Chuyện đó không quan trọng, chúng tôi sở dĩ ghi lại để cho độc giả thấy
Hàn Phi là môn đệ của Tuân tử mà đã sớm tách biệt với Nho gia, đứng hẳn
về phía Pháp gia.
Hàn Phi chịu ảnh hưởng của Tuân tử ít nhất là về hai điểm: tính ác và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.