Reinhard Ernst bỏ điện thoại xuống, nhắm mắt lại. Hắn ngả lưng vào
chiếc ghế nặng nề trong văn phòng Phủ Thủ tướng của hắn. Lần đầu tiên
trong vài ngày hắn cảm thấy hài lòng - không phải, mà là tràn ngập nỗi vui
sướng. Một cảm giác chiến thắng tràn qua người hắn, mãnh liệt như khi
cùng 67 đồng đội của hắn đẩy lui thành công 300 lính Đồng minh tại vị trí
cố thủ Tây Bắc gần Verdun. Nhờ chiến tích này, hắn được tặng Huân
chương Chữ Thập Sắt, hạng nhất - và ánh mắt ngưỡng mộ của Wilhelm II
(chỉ một cánh tay chết mới ngăn Hoàng đế không đến dự lễ gắn huân
chương lên ngực Ernst) - nhưng với thành công đạt được ngày hôm nay,
hắn sẽ được chào đón bằng những sự tôn vinh công khai, dĩ nhiên ngọt
ngào hơn nhiều.
Một trong những rắc rối lớn nhất hắn từng đối mặt trong việc tái thiết hải
quân Đức, đó là một mục trong Hiệp ước Versailles cấm Đức sở hữu tàu
ngầm, hạn chế số lượng tàu chiến xuống còn 6 tàu chiến, 6 tàu tuần dương
nhẹ, 12 tàu khu trục và 12 tàu phóng ngư lôi.
Hẳn nhiên là vô lý, ngay cả nhằm mục đích phòng thủ cơ bản.
Nhưng năm ngoái, Ernst đã thiết kế một hành động táo bạo. Hắn cùng
Đại sứ Lưu động nóng tính, Joachim Ribbentrop ký kết Hiệp ước Hải qủân
Anglo - Đức, cho phép Đức được sản xuất tàu ngầm, tăng giới hạn lực
lượng hải quân trên mặt nước lên 35%, ngang bằng với hải quân Anh.
Nhưng điều quan họng nhất trong thỏa thuận này cho đến bây giờ chưa
từng đựợc kiểm chứng. Chính bộ não mạnh mẽ của Ernst đã khiến
Ribbentrop ký một thỏa thuận phần trăm không liên quan đến số lượng tàu
chiến, vốn được giới hạn trong Versailles, mà liên quan đến kích cỡ tàu
chiến.
Hiện giờ, Đức có quyền hợp pháp xây dựng những tàu chiến còn lớn hơn
cả tàu Anh, miễn là tổng kích cỡ không bao giờ vượt quá con số 35% diệu
kỳ. Hơn thế nữa, mục tiêu từ rất lâu của Ernst và Erich Raeder, Tổng tư
lệnh hải quân, đó là xây dựng đội quân tàu chiến nhẹ hơn, cơ động hơn và
đáng sợ hơn những con tàu khổng lồ, cồng kềnh giống hạm đội tàu chiến
nặng nề của Anh - dễ chịu tổn thương khi bị tấn công bằng máy bay hoặc
tàu ngầm.