Thật mỉa mai, Willi Kohl cho rằng trong cái chết, ông tìm thấy sự tỉnh
táo. Hay chính xác hơn, trong quá hình lôi những kẻ sát nhân ra trước công
lý. Ông cảm thấy đây là mục đích của ông trên trái đất này, quay lưng trước
bất kỳ vụ giết người nào - người đàn ông béo trong một con ngõ, hay một
gia đình người Do Thái -chính là làm trái với bản chất của ông và như thế
sẽ là một tội lỗi.
Lúc này viên thanh tra cất hết các bức ảnh đi. Vớ lấy cái mũ, ông bước
vào trong tiền sảnh tòa nhà cũ, bước dọc theo chiều dài mặt sàn lát gạch
Phổ, đá và gỗ đã mòn theo năm tháng, nhưng vẫn sạch bóng. Ông bước qua
những ánh nắng của mặt trời đỏ hồng đang xuống thấp, nguồn ánh sáng
chính của trụ sở vào thời điểm này trong năm. Khách sạn Berlin đã trở
thành biểu tượng cho sự tiêu xài hoang phí dưới triều đại Quốc Xã (“Súng
và Bơ”, Göring không ngừng lải nhải câu này), các kỹ sư của tòa nhà đã
làm tất cả những gì có thể nhằm bảo tồn các tài nguyên.
Vì Janssen đã dùng xe của ông nên Kohl đành bắt tàu điện ngầm về nhà.
Ông tiếp tục đi xuống hai cầu thang dẫn ra cửa sau trụ sở, một lối tắt đến
trạm chờ tàu.
Dưới chân cầu thang, những tấm biển chỉ đường đến các xà lim giam giữ
của Cảnh sát Hình sự về bên trái và các phòng lưu trữ hồ sơ vụ án cũ thẳng
phía trước. Ông thẳng tiến theo hướng đến các phòng này, nhớ lại hồi còn
làm trợ lý thanh tra đã từng mất mấy ngày ở đây. Ông không chỉ đọc các hồ
sơ để học từ các thanh tra của Phổ trong quá khứ, mà đơn giản vì ông thích
ngắm nhìn lịch sử Berlin mà các nhà thi hành luật đã kể ông nghe.
Vị hôn phu của con gái ông, Heinrich là một viên chức nhưng nó đam
mê công việc của cảnh sát. Kohl đã quyết định thi thoảng sẽ mang nó theo,
hai bố con có thể cùng nhau xem qua các hồ sơ này. Thậm chí thanh tra có
thể cho nó xem một số vụ án đích thân Kohl đã thụ lý những năm trước.
Tuy nhiên, ngay khi đẩy cửa vào, ông
dừng phắt lại, các hồ sơ lưu đã
biến mất. Kohl giật mình khi thấy chính ông đứng trong một hành lang đèn
đuốc sáng trưng, cùng với 6 người có vũ trang. Tuy nhiên, chúng không