“Tôi từng chiến đấu trong Thế chiến thứ I. Có lẽ, cậu đã nhận ra điều
đó.”
“Có thể.” Rồi Owens nói thêm. “Dĩ nhiên đã hai mươi năm trước rồi. Và
hai chàng trai tôi thấy nói chuyện cùng anh. Họ là lính hải quân. Chúng tôi
nghe thấy họ nói chuyện với một trong số thủy thủ đoàn.”
Chúa ơi, một vệt đâu mối nữa…
“Hai anh chàng đó hả? Chỉ vô tình va phải họ trên tàu thôi. Thì tôi đang
đi cùng mấy người các cậu mà… Nói với họ một tí về thể thao, đấm bốc tại
Berlin, Thế vận hội. Tôi là một ký giả.”
“À, tất nhiên rồi,” Owens chậm rãi gật đầu. Dường như cậu ta lưỡng lự
một lúc. “À, mà nếu anh là phóng viên, có thể anh biết một chuyện tôi sắp
hỏi anh. Chỉ là tự hỏi anh có biết điều gì về hai anh chàng kia không?” Cậu
ta hất đầu về phía mấy anh chàng đứng trên boong gần đó, đang chạy song
song với nhau vượt qua dùi cui chuyển tiếp. Họ chạy nhanh như chớp.
“Họ là ai thế?” Paul hỏi.
“Sam Stoller và Marty Glickman. Họ là những người chạy rất tốt, hai
trong số những người giỏi nhất chúng tôi có. Nhưng tôi nghe đồn rằng họ
có thể không chạy. Tôi đang tự hỏi anh có biết điều gì về họ không?”
“Không, chẳng biết gì cả. Ý cậu là về vấn đề chuyên môn? Chấn thương
à?”
“Ý tôi là vì họ là người Do Thái.”
Paul lắc đầu. Gã nhớ lại có đợt tranh cãi cho rằng Hitler không thích
người Do Thái. Có vài sự phản đối đòi dẹp bỏ Thế vận hội. Vài người còn
muốn nước Mỹ tẩy chay Thế vận hội. Damon Runyon đã từng nộ khí xung
thiên khi biết Mỹ vẫn tham gia. Nhưng tại sao ủy ban của Mỹ lại gây ảnh
hưởng lên các vận động viên chỉ vì họ là người Do Thái? “Đó là một thỏa
thuận dở. Sẽ rất khó giành chiến thắng.”
“Không, thưa ngài. Không đời nào. Tôi chỉ đang nghĩ có thể ngài biết
điều gì đó.”
“Xin lỗi, không giúp được anh bạn rồi,” Paul đáp.
Thêm một người da đen khác đến nhập bọn với họ. Ralph Metcalfe tự
giới thiệu mình. Paul cũng biết người này. Cậu ta đã giành nhiều huy