Hất đầu xuống con phố, tay đầu bếp nói, “Tôi tìm thấy cái này dưới đất,”
Cậu trao cho người đàn ông một phong bì. “Có phải cái từ này nghĩa là
“quan trọng” không?” Cậu đưa tay chỉ vào mấy chữ trên bìa: Bedeutend.
“Tôi muốn chắc chắn mình phải giao nộp cái này.”
Nhìn chằm chằm mặt trước phong bì, trong một lúc, tay cảnh sát viên
không nói câu nào. Rồi anh ta lên tiếng, “Đúng, đúng rồi. ‘Quan trọng.’ ”
Những chữ khác được viết lên trên phong bì là Für Obersturmführer - SS,
Hamburg. Tay thanh niên chẳng hiểu chúng có nghĩa là gì, nhưng có vẻ
khiến tay cảnh sát bối rối.
“Cái này rơi ở đâu?” cảnh sát viên hỏi.
“Rơi trên vỉa hè đằng kia.”
“Tốt. Rất biết ơn cậu,” Tay sĩ quan tiếp tục nhìn phong bì được niêm
phong. Anh ta lật lật nó trong tay mình. “Cậu có thấy được ai đánh rơi nó
không?”
“Không. Tôi chi thấy nó nằm đó và nghĩ rằng tôi sẽ làm một Người tốt.”
“Ối chà, đúng rồi, Người tốt.”
“À tốt hơn tôi nên đi thôi,” anh chàng người Mỹ nói, “Tạm biệt.”
“Cảm ơn,” tay cảnh sát lơ đãng nói.
Khi thẳng tiến đến một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất từng đi
qua, chàng thanh niên tự hỏi chính xác trong lá thư ấy viết gì. Và tại sao
người đàn ông cậu gặp trên tàu Manhattan hôm qua, tay nhân viên khuân
vác AI Heinsler, lại đề nghị cậu chuyển nó đến tay một cảnh sát, hay một
người lính địa phương sau khi tàu cập bến. Ai cũng đồng ý rằng thằng cha
đó hơi ngớ ngẩn, ở cái cách mọi thứ trong cabin của y được sắp xếp ngăn
nắp đâu ra đấy, không hề lộn xộn, quần áo của y lúc nào cũng là lượt cẩn
thận. Ở cá tính khép kín của y và cái cách khi nói chuyện về nước Đức với
đôi mắt lúc nào cũng long lanh.
“Tất nhiên rồi, là gì thế?” Tay thanh niên hỏi.
“Có một người lạ trên tàu, có vẻ hơi đáng ngờ. Tôi muốn người Đức biết
về hắn. Tôi đang cố gắng gửi một tin nhắn vô tuyến điện nhưng có lúc
chúng không hoạt động. Tôi muốn chắc chắn nhà cầm quyền nhận được
nó.”