PHẬT DẠY VỀ HIẾU HẠNH
Rằm tháng bảy còn gọi là ngày trung nguơn, ngày báo hiếu, cũng là ngày tự tứ. Tự
tứ tức là ngày Phật hoan hỷ. Với người Phật tử Việt Nam, nói báo hiếu thì dễ hiểu hơn.
Vì trong ngày này, tất cả những người con đều một lòng hướng về đấng sanh thành
dưỡng dục của mình. Và tùy theo hoàn cảnh, khả năng, thực hiện hiếu hạnh để đền đáp
phần nào thâm ơn này.
Vấn đề hiếu đạo trong nhà Phật phải được chúng ta hiểu và hành như thế nào?
Thường trong kinh nói hiếu là mẹ của tất cả các công đức, hiếu là đầu của tất cả
các hạnh. Hạnh hiếu là hạnh của Phật, đạo hiếu là đạo của Phật. Như vậy, dù chưa phải là
người Phật tử qui y Tam Bảo, giữ giới của Phật, nhưng biết hiếu đạo, tức là chúng ta đã
làm theo lời Phật dạy. Vì vậy, ở Việt Nam chúng ta, việc thống kê số lượng Phật tử khó
có thể chính xác. Bởi vì đạo dân tộc là đạo hiếu. Mà đạo hiếu là đạo Phật.
Hôm nay chúng tôi nêu lên hai việc mà người Phật tử có thể thực hiện được trong
vấn đề hiếu đạo.
Thứ nhất là hiếu hạnh về phương diện hình thức vật chất. Đây là việc bổn phận mà
tất cả những người con có cha có mẹ đều phải thực hiện.
Mỗi người chúng ta đều có phúc nghiệp riêng không ai giống ai. Trên đời này có
những người dư dả kể từ hồi còn nằm nôi, có kẻ cả một đời vất vả mà không tạo nên
được một nóc nhà. Như vậy làm sao trôi tròn được hiếu hạnh, làm sao tu tập được hiếu
đạo. Do đó ở đây tôi nêu lên cái tâm là trọng yếu. Tùy theo tấm lòng của chúng ta.
Trong nhà Phật thường dạy: Tâm thành thì việc tốt. Tâm thành, dù một việc hết
sức bình thường mà tác dụng, kết quả rất to lớn. Cho nên nói đến đạo Phật là nói đến tâm.
Việc làm của người con Phật là căn cứ từ nơi tâm. Mọi sinh hoạt của chúng ta phải xuất
phát từ tâm chân thành. Phật dạy nói lời gì, làm việc gì đều phải từ chân tâm. Lượng bao
nhiêu cũng tốt nhưng phẩm chất mới thật có giá trị.
Nói tâm thì ai cũng có tâm. Ai cũng là con người, ai cũng có nước mắt cùng mặn,
máu cùng đỏ, ai cũng có cha có mẹ, có sự sống. Chúng ta ngồi đó ca tụng rằng mẹ sinh ra