“…” Cô không biết đây là ca ngợi hay là cười nhạo, chỉ có thể cười
trừ.
Sau đó cô kể lại “cuộc gặp gỡ bất ngờ” này cho Lương Kiến Phi, Kiến
Phi cười ha hả không có chút hình tượng: “Có phải diễn lại sự kiện ‘song
lâm đoạt ngư’ không?”
Bảo Thục dùng sức đập xuống bàn, cà phê trong tách bắn ra.
“Tớ đã nói rất nhiều lần, hoàn toàn không có chuyện như vậy!”
Cái gọi là “song lâm”, đương nhiên chỉ cô và Lâm Anh, mà Dư Chính
là “ngư” kia.
“Truyện cười” này xảy ra vào năm thứ hai hồi trung học phổ thông.
Còn nhớ lúc ấy hội học sinh tổ chức “Tiết mục nghệ thuật” mỗi năm
một lần, mỗi nhóm tham gia phải sắp xếp hai tiết mục. Bảo Thục tham gia
tiết mục “sức mạnh của chiếc hộp thần bí”, tuy rằng trên cái tên có thể nhìn
ra đây là một tiết mục vô vị, nhưng bởi vì người phụ trách là thầy giáo lịch
sử nho nhã gầy yếu, hơn nữa nghe nói nếu năm nay không có người tham
gia thì sang năm sẽ hủy bỏ. Vì thế có vài bạn học thông cảm mà đăng ký
tham gia, đương nhiên cô là một trong số đó.
Nhưng sức mạnh của chiếc hộp thần bí có thể chơi ra trò gì?
Thầy giáo lịch sử vốn buồn rầu, lại càng phiền não hơn.
Bảo Thục đi tìm Dư Chính. Anh không nói gì, mỉm cười làm một trò
ảo thuật, cô vui vẻ cười tươi.
Vì thế cô cam đoan với thầy giáo có thể dùng chiếc hộp thần bí biểu
diễn ảo thuật. Đó là lần đầu tiên, ngoại trừ khi giảng bài về Louis XVI làm