của mình vào công cuộc chinh phạt địa hạt thương mại bằng sự háo hức
tương tự như sự háo hức mà ta thấy ở những tay giao dịch ở của Phố Wall
trong thập niên 1980.
Nhắm mục tiêu vào mâu thuẫn dân Bobo
Sống ở trung tâm của ý hệ mới này là những người mà nhà báo David
Brooks gọi là dân Bobo (cách gọi tắt của bourgeois bohemian – dân
bohemien tư sản). Đây là những người làm công việc chuyên môn có học
vấn cao – nhóm trên của tầng lớp trung lưu xét theo định nghĩa thông
thường, chiếm khoảng tốp 5% dân số đất nước. Dân bobo cực kỳ trung
thành với tư tưởng cho rằng sống là để thể hiện tính cá nhân và phát triển
bản thân, bất kể là trong công việc hay trong cuộc chơi. Họ xây dựng
những phong cách sống đặc trưng, có khả năng thể hiện những thị hiếu kỳ
quái đến thú vị. Cuộc sống cần phải là một hoạt động sáng tạo và phiêu lưu.
Con người là một tấm vải vẽ và người ta vẽ nó bằng những trải nghiệm
tuyệt vời. Các dự án đầy đam mê là nguyên tắc, mọi thứ mà ta làm đều phải
là tuyên bố cá nhân của chính ta.
Mặc dù ý hệ biên viễn bohemien tung hô công việc như là diễn đàn thể
hiện tính cá nhân, nhưng hầu hết các đặc trưng trước đây của lối sống cứng
nhắc vẫn còn đó. Một số thậm chí còn thúc mạnh hơn. Dù cho những người
Mỹ thuộc nhóm trên của tầng lớp trung lưu dần trở nên gắn bó với các giá
trị bobo, nhưng tỷ lệ những công việc thực sự chấp nhận tthế giới công việc
lý tưởng kiểu bobo – nơi mà hoạt động thương mại trở thành nghệ thuật và
cuộc sống thường ngày là cuộc truy tầm những dự án thể hiện bản thân –
vẫn rất ít ỏi. Các bài báo phóng đại về những công việc cực “chất” liên
quan đến lĩnh vực đồ họa thương mại, lĩnh vực mà người ta khó lòng có thể
phân biệt một CFO với một anh chàng đạp xe đưa thư báo. Hầu hết các
bobo vẫn làm việc ở những công ty chính thống – với tư cách bác sĩ, luật
sư, chuyên gia luật quốc tế hay chuyên viên ngân hàng. Và hầu hết các
công việc ở những công ty này, dù có quy tắc ăn vận thoải mái đến đâu, thì
trong thập niên 1990 ngày càng bị ép vào một quy trình duy lý khi Ban
quản trị cố gắng ép nhóm lao động làm công tác quản lý – chuyên môn để