Charley Steiner và Jack Edwards, đang cố nén cười nhưng bất thành. Khi
Lewis kết thúc màn “tàn sát” bài quốc ca, Steiner và Edwards xuất hiện trở
lại trên màn hình, cả hai hoàn toàn không thể nhịn cười sặc sụa. Không ai
có thể tiếp tục chương trình. Steiner mặt đỏ tía tai, nước mắt chảy giàn
giụa. Anh cố nói nhưng chỉ có thể lắp bắp. Edwards thì úp mặt vào tay, anh
thậm chí không thể nhìn thẳng vào máy quay.
Để hiểu khả năng hát hò tệ hại của Lewis – và cả sự xấc xược của những
người dẫn chương trình – khiến những người hâm mộ Sports Center kích
động cỡ nào, điều quan trọng là cần hiểu rằng nhiều người hâm mộ coi
Lewis như một vận động viên xuất sắc, nhưng chỉ biết quan tâm đến mình,
một hình mẫu hoàn hảo để làm phản đề cho các đặc tính thể thao thuần
chất. Khi còn thi đấu cho trường đại học, Lewis là vận động viên chạy
100m hàng đầu thế giới, anh này đã chiến thắng ở ba sự kiện thể thao toàn
quốc, một thành tích chưa từng có. Năm tiếp theo, Lewis giành được bốn
huy chương vàng trong Olympics Los Angeles 1984. Tuy nhiên, Lewis
từng có một màn trình diễn khiến người hâm mộ băn khoăn không biết anh
này có thật sự xứng đáng với sự mến mộ của họ không. Ngay lượt thi đầu
tiên (các vận động viên tham gia thi đấu có sáu lần thực hiện), Lewis nghĩ
rằng mình đã nhảy một cú đủ xa để giành chiến thắng. Để dành sức cho các
cuộc đua khác, anh bỏ các lượt nhảy tiếp theo, để mặc cho những người
khác tìm cách đánh bại nỗ lực ban đầu của mình. Những người hâm mộ đã
bỏ hàng trăm đô-la mua vé đến sân vận động hôm đó không hài lòng, họ la
ó phản đối anh. Họ muốn thấy anh nỗ lực phá kỷ lục thế giới của Bob
Beamon, kỷ lục đã đứng vững từ Thế Vận Hội 1968.
Sau màn trình diễn khó tin này, Lewis không giấu giếm mong muốn đặt
cược chiếc huy chương vàng Olympics lấy các hợp đồng quảng cáo béo bở.
Khi các lời chào marketing không được như kỳ vọng, anh khó chịu ra mặt
và nói thẳng điều này.
Mặc dù Lewis hiển nhiên thấy cay đắng với cái mà anh coi là danh tiếng
thứ cấp của mình, song anh vẫn tiếp tục áp đảo các đối thủ trên đường chạy.