từ những người hùng, chứng tỏ cho họ thấy rằng những anh hề cũng có lúc
phải ngừng giữa trận, nhưng rồi những kẻ cà chớn ấy sẽ vẫn tiếp tục được
chạy chương trình.
Olbermann cũng cho người hâm mộ thấy rằng, nếu xét đến việc bộc lộ
quan điểm về những nhân vật có tiếng mà bản thân anh cho là được đánh
giá quá cao, Steiner không hơn anh. Một trong những bình luận trên sóng
nổi tiếng hơn của Olbermann là âm thanh ùng ục như bị nhét giẻ vào mồm,
được dùng để chỉ giây phút mất bình tĩnh của vận động viên hoặc thất bại
của vận động viên khi thực hiện không thành công một động tác dưới sức
ép lớn. Trong suốt trận chung kết của giải NBA, giữa hai đội Bulls và
Sonics, khi phần tin nổi bật về trận đầu tiên ở Seatle chiếu đến hình ảnh
những người nổi tiếng đang ngồi trên khán đài xem trận đấu, cảnh quay đã
lấy cả hình Kenny G., một nghệ sĩ nhạc pop chơi saxophone người Seattle,
sáng tác thứ âm nhạc ủy mị mà đa phần cánh đàn ông cho là quá sướt mướt.
Nếu như hầu hết các bình luận viên thể thao sẽ nói: “Có Kenny G.,” thì
Olbermann húng hắng với thứ âm thanh “Ggggghh!” đặc trưng của mình,
thể hiện rõ sự không ưa của mình đối với âm nhạc của Kenny, chứ không
đề cập gì đến mái tóc xoăn dài, mỏng, trông xơ xác của tay nhạc sĩ này.
Thật khó có thể hình dung ra một bình luận viên thể thao nổi tiếng nào
khác, chẳng hạn như Al Michaels, người dẫn chương trình Monday Night
Football (tạm dịch: Bóng bầu dục tối thứ Hai) của ABC, lại đưa ra bình
luận với thứ âm thanh ùng ục như thế khi máy quay lia đến một người nổi
tiếng.
ESPN giống như một phòng thay đồ đông đủ các vận động viên. Là nhà
báo, Olbermann và các bạn đồng nghiệp của mình thể hiện các cảm thức
con-người-hành-động hệt như những vận động viên mà mình yêu mến. Các
bình luận viên truyền hình, đặc biệt là những người có nhiều thành tựu và
đam mê với nghề sẽ không nhận lệnh của bất kỳ ai nếu những chỉ dẫn đó vi
phạm các giá trị của mệnh lệnh số một. Thay vì đơn giản tường thuật các sự
kiện thể thao, những người dẫn của ESPN đã chọn lựa những đặc tính của