với quyền lực và uy tín của nước Mỹ. Mặc dù nước Mỹ có vẻ như đủ khả
năng để thắng Liên Xô trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, song Nhật Bản – với
phương thức kinh doanh ưu việt hơn và quyết tâm thâm nhập thị trường
xuất khẩu bền bỉ – dường như là kẻ không thể chặn đứng trên bình diện
kinh tế. Đầu thập niên 1980, những cuộc biểu tình phản đối các dự án đầu
tư của Nhật vào các dự án bất động sản, như Trung tâm Rockefeller ở
Manhattan và văn hóa Mỹ, như các công ty âm nhạc và phim ảnh, trở nên
phổ biến.
Trên mặt trận văn hóa, Reagan sử dụng thuật hùng biện được các trí thức
theo phe tân bảo thủ phát triển trong thập niên 1970, chỉ trích gay gắt “giới
tinh hoa theo chủ nghĩa tự do” đã làm đất nước đồi bại khi hạ bệ những
người anh hùng Mỹ và đẩy các tư tưởng bài Mỹ vào chương trình học cũng
như lên các phương tiện truyền thông. Ông công kích chương trình hoạt
động xã hội nổi lên từ thập niên 1960, cho nó là hành động đả phá tôn giáo
và không yêu nước và khẳng định nó ủng hộ các tư tưởng xã hội chủ nghĩa
hơn là chủ nghĩa cá nhân với chính sách tự do, có tính luân lý cao hơn.
Reagan nhận thấy những người thuộc tầng lớp tinh hoa văn hóa là những kẻ
yếu nhược và nước Mỹ đồng ý với nhận xét đó.
Có ba văn bản văn hóa đã tái đóng gói Harley nhằm khơi dậy các lý
tưởng tay súng con-người-hành-động. Các văn bản này đã biến đổi phiên
bản phản động cơ bản của huyền thoại tay súng. Tay súng mới vẫn được
xem là kẻ hung bạo và có thái độ cha chú, song cũng lại là người hùng có
sức mạnh giải cứu đất nước. Sự hồi sinh của hình ảnh con người hành động
tỏ ra có sức hấp dẫn to lớn đối với những người đàn ông bảo thủ thuộc tầng
lớp trung lưu.
Các công cụ tư bản của Malcolm Forbes
Trong khi Reagan đang xây dựng cơ sở chính trị cho riêng mình trong
giai đoạn cuối thập niên 1970, thì một trong những đồng minh thân tín của
ông, Malcolm Forbes, đã cho thấy sức ảnh hưởng của Harley như một biểu
tượng của huyền thoại tay súng. Là chủ bút của tờ tạp chí mang tên mình –
tạp chí Forbes và là một nhà tư tưởng cánh hữu nổi danh, bản thân Forbes