có dạng gần giống tiểu thuyết Thế hệ X (Generation X), Douglas Coupland
đã cung cấp một vốn từ vựng có hàm ý giễu nhại cho những kẻ phất phơ
(như McJob) và mường tượng ra những khả năng liều lĩnh nhằm tránh xa
các đặc tính công việc mới hết sức có thể. Cũng trong năm đó, bộ phim tài
liệu của Richard Linklater mang tên Kẻ phất phơ (Slacker) kể câu chuyện
thú vị về một cộng đồng những anh chàng hấp dẫn, nhưng kỳ quái, tụ tập
lại với nhau vì không hứng thú với việc theo đuổi Giấc Mơ Mỹ. Các đài
truyền hình như Fox, MTV và ESPN2 nhanh chóng chọn ra những đặc tính
của kẻ phất phơ và thực hiện các chương trình nhấn mạnh những gì sẽ trở
thành nguyên lý chủ chốt: tự chế; dùng kịch melo đả phá thói thánh tượng
hóa; thể hiện chất nam tính cực độ và tái chế văn hóa đại chúng.
Tự chế: Thay vì những cuộc ganh đua độc đoán, bị ràng buộc bởi nhiều
quy định ở các giải thi đấu thể thao đồng đội nhà nghề như NBA, văn hóa
kẻ phất phơ chuộng những môn thể thao ứng tác, tự chế, đó là những môn
thể thao mới mà người tham gia có thể theo đuổi với sự can thiệp tối thiểu
từ phía đoàn thể. Chẳng hạn, những người trượt ván thích những không
gian ngoài trời, những nơi được cho là nguy hiểm theo đánh giá của những
người không chơi môn này: cầu thang bê tông, con đường đắp cao, ụ cao,
sườn dốc, đài phun nước và các công trình điêu khắc. Họ tìm đến các nơi
công cộng – những chốn có thể tiếp cận thoải mái nhưng thường bị cấm
đoán – rẹt rẹt lướt chiếc ván xuống tay vịn cầu thang rồi bung ra khỏi bức
tượng ở quảng trường thành phố.
Cảm thức tự chế cũng được đưa vào âm nhạc và các hoạt động giải trí
khác. Trước đây, rock-and-roll luôn là loại nhạc tự chế. Khởi đầu, nhạc lướt
sóng (surf music) là nhạc của dân sống ngoài vòng pháp luật, những tay
chơi rock đồng quê của thập niên 1950 và dòng nhạc tạo ảo giác của thập
niên 1960 cũng vậy. Tuy nhiên, những loại nhạc từng nằm ngoài rìa này
nhanh chóng trở thành một bộ phận của nền văn hóa đại chúng và hoạt
động kinh doanh nghiêm túc. Nhưng chỉ đến khi phong trào punk do nhóm
Ramones (Mỹ) và Sex Pistols (Anh) khởi xướng trong thập niên 1970,
chúng ta mới nhìn thấy một phong trào tự chế ngạo nghễ, lấy việc phản đối