HÀNH TRÌNH CỦA THÁNG NĂM - Trang 33

người may cho mẹ tôi làm quà cưới lúc bố mẹ mới lấy nhau, khi về quê thì
mẹ cảm thấy nó không phù hợp lắm để mặc nên cũng bỏ dưới đáy hòm. Để
tiết kiệm tiền xe, mẹ mượn cái xe đạp của nhà bác Hoài rồi chở mẹ lên tỉnh.
Sắp xếp cho mẹ ở chỗ học may xong mẹ lại tất tả đạp xe về. Mẹ và dì đi từ
bốn giờ sáng, đến tận hơn chín giờ tối mẹ mới về đến nhà, cả người đầy mồ
hôi và bụi đất, mệt không ăn nổi miếng cơm.

Từ lúc dì đi, cứ hai tháng dì lại về thăm nhà một lần, dì nói vì mình đang

học việc nên không thể xin nghỉ nhiều được. Ngoại có hỏi học may tới đâu,
dì cũng chỉ cười trừ, nói rằng lúc đầu họ không truyền nghề cho ngay đâu,
sáu tháng đầu dì lên đấy, họ còn chẳng cho dì động vào cái kéo, miếng vải
một chút nào chứ đừng nói là máy khâu, máy may. Công việc chính của dì
thời gian đầu vẫn chỉ là sáng sớm dậy mở cửa hàng, quét dọn, đêm lại quét
dọn và đóng cửa hàng. Ngoài ra, dì còn phải giúp chủ hiệu may nấu ăn, giặt
đồ, thậm chí là đấm bóp mỗi lần người ta mệt mỏi. Ngoài ba bữa cơm và
chỗ nghỉ hàng ngày, nhà chủ ấy cũng trả cho dì năm nghìn đồng mỗi tháng
để chi tiêu cá nhân và cho tiền xe mỗi lần về thăm nhà. Dì chẳng tiêu gì tới
số tiền đó nên mỗi lần về đều đưa hết cho ngoại, chỉ giữ lại tiền xe đi lại mà
thôi. Mỗi lần dì đi, ngoại đều đưa cho dì một bọc hơn chục quả trứng gà để
dì mang lên biếu chủ hiệu may.

Thấm thoắt, dì đi học may tới tận ba năm, rồi đùng một cái dì dẫn chú về

nói muốn xin ngoại cho cưới. Chú là người cùng huyện, ở cách nhà chúng
tôi gần hai mươi cây số, nơi đó đã sát đất thị xã rồi. Dì nói quen chú khi tới
cửa hàng của chú lấy vải về cho tiệm may. Chú có một sạp buôn vải rất lớn
trong chợ thị xã. Ấn tượng của tôi về chú không nhiều, vì tôi chỉ gặp chú
đúng ba lần trong đời, lần đầu là khi chú theo dì về ra mắt gia đình tôi, lần
thứ hai là trong đám cưới của chú dì, và lần cuối cùng tôi gặp chú là Tết
năm tôi bước sang tuổi thứ năm. Chú cao lớn, hơi gầy, nước da sáng nhạt
chứ không ngăm ngăm đen như những người lao động chân tay khác.
Ngoại tôi không ưa chú ra mặt, ngoại nói hạng đàn ông ẻo lả như chú thì
chả làm được việc gì ra hồn. Mẹ tôi thay dì khuyên ngoại, ngoại lại giận
lẫy, mắng: “Cái thân mày mày còn chẳng lo xong, còn dám nói thay cho nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.