nghìn tấn là ít
. Cả hai nhăn nhó vì quá nóng. Dễ đến gục ngay không
thời hạn. Lão nói thêm:
-Có lẽ không cần phải gặp lại nhau trước khi anh khởi hành. Bardamu
nhỉ! Ở đây cái gì cũng mệt cả! À mà có thể tôi vẫn sẽ đến kho hàng trước
lúc anh lên đường!... Chúng tôi sẽ viết khi nào anh đến nơi... Mỗi tháng có
một chuyến thư... Đi từ đây... Nào, chúc anh may mắn!...
Thế rồi lão biến vào trong cái bóng của lão, giữa chiếc mũ cát và cái
áo vét tông. Vẫn còn nhìn thấy rõ những đường gân trên cổ, ở phía sau, uốn
cong thành hình cung như hai ngón tay đỡ lấy đầu lão. Lão còn quay lại
một lần nữa:
-Bảo thằng cha ấy xuống đây mau nhé!... Tôi có vài lời cho hắn đấy!...
Bảo hắn chớ có la cà dọc đường! Chà! Cái thằng tồi! Nhất là hắn chớ có bỏ
xác dọc đường! Như thế sẽ tai hại đấy! Rất tai hại! Chà, cái thằng cứt đái!
Một chú da đen với chiếc đèn to tướng dẫn tôi đến nơi tạm trú trước
ngày khởi hành đến vùng đất hứa Bikomimbo tử tế kia.
Chúng tôi dọc theo những lối đi mà mọi người có vẻ như đang đổ dồn
xuống để dạo mát sau lúc hoàng hôn. Tiếng gồng chiêng báo ngày tàn róng
rả khắp nơi, lẫn vào đó những tiếng hát hò dồn nén và khó hiểu như những
tiếng nấc, màn đêm đen mênh mông của những xứ nóng luôn luôn buông
xuống rất nhanh với tiếng trống đổ hồi rộn rã.
Chàng trai dẫn đường cho tôi lướt nhẹ đôi chân trần. Chỗ này hẳn phải
có những gã người Âu mặc đồ lính, người ta nghe thấy tiếng họ, tiếng
người da trắng, nô rỡn trong đó, rất dễ nhận ra, hung hăng, man trá. Những
con dơi không ngừng bay lượn, lao vào những đám côn trùng dầy đặc xúm
quanh ngọn đèn hấp dẫn của chúng tôi. Dưới mỗi lá cây có thể ẩn giấu ít
nhất cũng một chú dế, cứ theo cái tiếng dế kêu đồng loạt thì đủ thấy.
Đến một ngã tư trên lưng chừng dốc, chúng tôi bị nghẽn lại bởi một
đám lính bộ binh bản xứ đang cãi nhau bên một cái quan tài đặt nằm trên
mặt đất, phủ lá cờ ba sắc rộng, gió thổi phần phật. Thì ra đó là một người
chết ở nhà thương, họ chẳng biết đem chôn ở đâu. Lệnh ban ra rất mơ hồ.
Người này bảo đem chôn ở cánh đồng dưới kia, người khác lai đòi đem