cậu ta để tuột tay vì cơn ngứa ran trong tận đũng quần. Cậu ta thọc cả cánh
tay vào rồi rút tay liền qua cửa quần luôn luôn hé mở phòng hờ.
Cậu ta gọi căn bệnh gậm nhấm da thịt ấy bằng cái tên địa phương
“Corocoro”. “Cái con bò cái Corocoro độc ác ấy!” Cậu ta nổi đóa: “Mỗi
khi tớ nghĩ đến thằng cha Giám đốc đểu cáng ấy chưa mắc phải Corpcoro
là bụng tớ càng đau quặn lại!... Hắn ta chưa bị Corocoro ư!... Hắn đã quá
thối rữa. Hắn không còn là người nữa, cái thằng ma cô ấy, đó là đồ hôi
thối!... Đúng là một cục cứt!...”
Chính vì thế mà tất cả rộ lên tiếng cười đùa và các khách hàng da đen
cũng cười theo. Cậu bạn ấy làm cho chúng tôi hơi kinh ngạc. Tuy thế cậu ta
vẫn đánh bạn thân với một tay nhỏ nhắn, tóc đã muối tiêu, thở hổn hà hổn
hển, lái xe tải cho Công ty Pordurière. Tay này thường mang đá đến cho
chúng tôi, tất nhiên là lấy cắp ở đâu đó, trên các con tầu ngoài bến.
Chúng tôi chạm cốc chúc sức khỏe trên quầy hàng, giữa đám khách da
đen đứng thèm nhỏ rãi. Đây là những khách hàng bản xứ đã khá táo tợn
mới dám sán gần đám da trắng, tóm lại đây cũng là loại chọn lọc. Những
dân da đen khác, kém láu lỉnh, thường giữ khoảng cách. Theo bản năng.
Những tay ranh ma hơn, đã biến chất, thì trở thành những thương lái của
nhà hàng. Trong cửa hàng người ta dễ phân biệt ngay bọn thương lái, vì
chúng hay lớn tiếng rầy la những người da đen khác. Cậu đồng sự
“corocoro” mua cao su thô người ta đem từ trong rừng ra từng bao tải hay
từng tảng còn ướt.
Lúc ấy chúng tôi còn đang ở đó, nghe chưa chán chuyện thì có một gia
đình cạo mủ cao su, rụt rè đứng sững ngay ngoài ngưỡng cửa. Người cha
đứng trước, nếp nhăn trên mặt, mình quấn cái xà lỏn bé teo mầu da cam,
con dao phát rẫy trên tay.
Con người hoang dã ấy chưa dám bước vào. Một trong những tay
thương lái bản xứ lên tiếng gọi: “Vào đây nào thằng mọi đen
! Vào
xem đây này! Chúng tao không ăn thịt bọn mọi đâu!” Lời mời ấy khiến họ
quyết định. Họ bước vào cái nhà
nóng hầm hập, tận sâu trong đó con
người “corocoro” của chúng ta đang la hét.