cổng khu nhà tôi đoán trước ngay rằng: “Chẳng có nổi miếng bít tết đâu. Ở
đây đã quá nhiều thầy thuốc rồi!”. Nhận xét ấy quả là chính xác.
Cuộc sống ở ngoại ô thường chỉ rộn lên buổi sáng với những chuyến
xe điện. Từ lúc tinh mơ, từng đoàn, từng lũ còn ngái ngủ lắc lư bên cửa tàu,
xuôi từ phía đường Minotaure, xuống đây để đi làm.
Cánh trẻ còn có vẻ thỏa mãn với công việc ở đây. Những con người dễ
thương ấy hối hả bám lấy các bậc lên xuống, cười đùa vui vẻ. Phải thấy
cảnh đó. Nhưng khi người ta biết được rằng từ hai chục năm nay, chẳng
hạn cái trạm điện thoại ở quán rượu bẩn ơi là bẩn, thường được dùng như
cái nhà xí, thì anh không còn vui vẻ được với những việc nghiêm chỉnh nói
chung và với Rancy nói riêng. Ta sẽ thấy ngay được là bị quẳng vào cái xó
xỉnh nào đây. Nhà cửa thì đều ri rỉ nước đái, các mặt tiền thì nhạt phếch, lão
chủ giành lấy chỗ ở tít tận bên trong. Không ai thấy lão bao giờ. Lão không
dám ló mặt ra. Chỉ phái tay quản lý, một tay tàn ác. Thế mà cũng có người
nói rằng gặp bất chợt thì thấy lão chủ cũng khá dễ thương. Cái đó chẳng
hứa hẹn được điều gì.
Ánh sáng trời ở Rancy, cũng giống như ở Detroit, hơi nước đặc sệt từ
phía Levallois bay xuống. Một lô những nhà xây dở bỏ hoang nằm trên
những vũng nước đục ngầu. Các ống khói, cái thấp cái cao, trông xa như ta
đứng ngoài bờ biển nhìn vào thấy những cái cọc cắm trong chậu. Và chúng
tôi sống trong đó.
Cũng phải có dũng khí của loài cua, ở đất Rancy này, nhất là khi tuổi
ngày càng lớn và biết rõ rằng chẳng còn thoát đi đâu được nữa. Ở cuối đoạn
đường xe điện có một cây cầu nhơ nhớp bắc ngang qua sông Seine, thật là
một cái cống lớn phơi bầy ra đủ mọi thứ. Dọc theo các bờ sông, ngày chủ
nhật và ban đêm người ta leo lên đấy tha hồ mà đái. Cánh đàn ông vừa
đứng đái vừa đăm chiêu nhìn xuống dòng nước với cái cảm giác vĩnh cửu
của các chàng thủy thủ. Còn đám đàn bà thì chẳng phải đăm chiêu gì cả,
sông Seine hay không thì cũng thế. Buổi sáng, xe điện chở khách đến đây
để họ chen nhau xuống métro đi tiếp. Nhìn họ cuống cuồng từ đằng đó ùa
tới, tưởng đâu như họ vừa gặp tai họa ở Argenteuil, cứ như là ở đấy có hỏa
hoạn. Sau mỗi buổi rạng đông, xe điện lại lôi họ đi, chen nhau bám các cửa