rậm rạp cây cối, lại sặc mùi xe thổ mộ
chạy trên các hành lang, cái mùi
mà ngày nay và hẳn mãi mãi không còn, thêm vào đó đủ thứ mùi hổ lốn
chân người, mùi rơm rạ và mùi đèn dầu. Chúng tôi chẳng phải ở đó lâu la
gì, vừa hỏi han chúng tôi được ít câu, hai tay sĩ quan quản lý nhà thương,
do quá bù đầu và quá sức, đã sạt chúng tôi ra trò, dọa đưa chúng tôi ra Hội
đồng và đùn đẩy chúng tôi về các cơ quan hành chính đường phố. Họ bảo
là không còn chỗ cho chúng tôi và trỏ cho chúng tôi đến một nơi bâng quơ:
một cái pháo đài ở đâu đó trong các vùng xung quanh thành phố.
Từ các quán nhậu đến các pháo đài, từ những ly rượu đến những tách
cà phê sữa, thế là sáu đứa chúng tôi kéo nhau đi theo những phương hướng
mù mịt để tìm hú họa cái nơi ẩn náu mới hình như chuyên trị những loại
anh hùng bất lực như lũ chúng tôi.
Chỉ có mỗi một đứa trong bọn chúng tôi là có được món tài sản thô
lậu, chứa tất cả vào nhõn một cái hộp bích quy Pernot, hãng bánh quy nổi
tiếng thời ấy mà nay tôi không còn nghe thấy nói đến nữa. Trong cái hộp
kẽm nhỏ ấy, cậu bạn tôi giấu mấy điếu thuốc, một cái bàn chải răng, anh em
phát phì cười cả với nhau về sự kỹ tính khác người của cậu ta, đến cơ sự
này mà vẫn còn săn sóc hàm răng, và cũng vì cái sự cầu kỳ khác thường ấy
mà chúng tôi coi cậu ta là một thằng “đồng tính”.
Cuối cùng, thì vào khoảng nửa đêm, sau nhiều lần do dự, chúng tôi
cũng đến được bên những ụ đất tối om của cái pháo đài Bicêtre
, gọi là
pháo đài “43”. Thế là hay rồi.
Người ta mới tân trang cái pháo đài này để đón nhận những người què
cụt và người già. Ngay cái vườn vẫn còn chưa làm xong.
Lúc chúng tôi đến thì trong cái khu dành cho quân nhân mới chỉ có chị
thường trực là cư dân độc nhất. Trời mưa mau. Chị ta sợ hãi khi nghe thấy
chúng tôi, nhưng chúng tôi đã làm cho chị ta phì cười bằng cách đặt tay vào
đúng chỗ. Chị ta nói:
-Tôi cứ ngỡ là bọn Đức!
-Chúng nó đi xa rồi! Chúng tôi trả lời.
-Thế các anh bị bệnh ở đâu?