HÀNH TRÌNH TRÍ THỨC CỦA KARL MARX - Trang 34

báo do phong trào này xuất bản.
Đồng thời với sự hình thành và phát triển phong trào "tự do" phản ảnh
những khát vọng của tầng lớp trưởng giả đang lên, một tầng lớp khác cũng
thoát thai từ sự phát triển kinh tế kỹ nghệ: tầng lớp lao động, có tính chất xã
hội chủ nghĩa hay cộng sản.
Xã hội chủ nghĩa (socialisme) xuất hiện ở Đức vào cuối thể kỷ XVIII, dưới
hình thức lý thuyết và có tính chất văn chương, không tưởng, cũng tương tự
như ở Pháp thời trước cách mạng. Những nhà lý thuyết và xã hội chủ nghĩa
đầu tiên như Saint Simon, Fourier còn rất không tưởng.
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của kỹ nghệ tư bản, Saint Simon
nhìn nhận kỹ nghệ chứ không phải là nông nghiệp là nguồn gốc của cải,
giàu có. Nhưng sự phát triển kỹ nghệ mau lẹ cũng gây nên nhiều bất công
trong việc phân phối lợi tức, nhiều xáo trộn, hỗn loạn trong việc cạnh tranh
sản xuất, buôn bán... Do đó muốn chấn chỉnh lại xã hội, phải tiến tới một tổ
chức hợp lý về sản xuất, do nhà nước lãnh đạo.
Fourier cũng nhận thấy những xáo trộn, mâu thuẫn trong sự phát triển kinh
tế theo chiều hướng cạnh tranh tự do đưa đến hậu quả này, là sự nghèo nàn
cùng cực do sự giàu có mà ra. Nói cách khác, làm cho đa số càng nghèo đi
và thiểu số càng giàu lên. Để chống lại tình trạng trên, Fourier không chủ
trương để cho nhà nước can thiệp như Saint Simon, mà chủ trương một tổ
chức hợp lý do sự ưng thuận và hợp tác giữa tư bản và cần lao. Điểm đặc
biệt, và do đó có tính chất không tưởng của Saint Simon và Fourier, là cả
hai đều không quan niệm lấy hoạt động cách mạng và sự đấu tranh giai cấp
như một động lực chủ yếu thay đổi xã hội, mà chỉ muốn sửa chữa xã hội tư
bản bằng những tổ chức hợp lý về sản xuất, không tưởng vì tin vào lòng
tốt, thiện chí của Tư bản.
Tuy nhiên hai học thuyết trên cũng ảnh hưởng tốt vào những học thuyết xã
hội cộng sản về sau vì thái độ phê phán những chật hẹp ích kỷ của quan
niệm bảo vệ quyền tư hữu và thái độ đề cao vai trò trung gian lãnh đạo của
Nhà nước trong việc hợp lý hóa tổ chức kinh tế, sản xuất. Ở bên Đức, sau
1830, với sự lớn mạnh mau lẹ của giai cấp vô sản, người ta thấy Fourier
gây được ảnh hưởng sâu đậm hơn trong giới lãnh đạo những phong trào tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.