HÀNH TRÌNH TRÍ THỨC CỦA KARL MARX - Trang 35

do cấp tiến. Fourier tố cáo sâu sắc hơn Saint Simon những mâu thuẫn, tệ
hại của hệ thống kinh tế tư bản. Những lầm than xã hội càng ngày càng
trầm trọng do số giờ làm việc quá mức, do sự thiếu sót mọi đảm bảo xã hội,
đã thúc đẩy thợ thuyền đến chỗ không thể chỉ bằng lòng với những ý tưởng
xã hội, mà phải vùng dậy làm loạn chống lại bọn chủ. Những vụ nổi loạn
này nổ ra nhiều nhất ở vùng Rhénanie, là vùng tương đối kỹ nghệ phát triển
mạnh mẽ hơn cả.
Trong khi thợ thuyền trỗi dậy, thì nông dân cũng đứng lên chống lại phong
kiến và trưởng giả đang lên. Cuộc trỗi dậy này do một mục sư cấp tiến tên
là Weidig và một sinh viên là G. Buchner lãnh đạo. Khác với những nhà tư
tưởng tự do chỉ đòi hỏi những cải cách chính trị, mục sư Weidig, cựu hội
viên tổ chức "Hội đoàn những kẻ không chịu khuất phục", chủ trương cải
tạo xã hội bằng hoạt động cách mạng của quần chúng nhằm tiêu diệt lầm
than xã hội, vì theo ông sự áp bức xã hội còn xấu xa và phi luân hơn sự áp
bức chính trị, và điều quan trọng trước tiên là người thợ, người nông dân
phải được đủ ăn. Mục sư đi thuyết phục nông dân vùng Hesse, chứng minh
cho họ hiểu họ là những người bị bóc lột vì phải chịu đủ mọi thể thức, và
những luật lệ của nhà nước chỉ có mục đích biện hộ, duy trì sự bóc lột đó.
Công cuộc vận động của mục sư Weidig tương tự như phong trào cộng sản
"Âm mưu của những người bình đẳng" (Conspiration des Égaux) do
Babœuf lãnh đạo nhằm thiết lập một nền cộng hòa dựa trên ý niệm bình
đẳng, không những về pháp lý, chính trị mà nhất là về xã hội bằng tranh
đấu xã hội của quần chúng lao động. Nhưng cũng như Babœuf bị xử tử
(1797) và sau đó phong trào "Âm mưu của những người bình đẳng" tan vỡ,
Weidig cũng bị bắt giam cầm, rồi sau cũng chết vì tra tấn trong ngục tù và
phong trào nông dân nổi dậy bị giải tán. Sau những vụ bị đàn áp các phong
trào cách mạng ở Đức, Thụy sĩ và Pháp trở thành đất nương náu của những
lãnh tụ cách mạng và do đó cũng trở thành trung tâm hoạt động cách mạng
mới. Ở Thụy sĩ, một phong trào "Nước Đức Mới" được thành lập, không
phải dưới hình thức văn nghệ như ở Đức trước đây, nhưng dưới hình thức
hoạt động cách mạng, chủ trương xã hội chủ nghĩa. Ở Pháp, sau cách mạng
1830, những người "lưu vong" cũng thành lập một tổ chức "Hội đoàn bình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.