giáo. Ông bố Mác là một người cởi mở, rộng rãi, lãnh đạm với tôn giáo.
Tuổi trẻ của Mác không gặp một tai họa, oan ức nào của mình, hay của gia
đình, trái lại Mác được ăn học, vui chơi đùa nghịch đầy đủ, có một tương
lai sáng lạn “trưởng giả, hạnh phúc”, lúc bước chân vào đại học, Mác chỉ lo
chóng tốt nghiệp để lấy vợ đẹp và được bổ nhiệm làm giáo sư đại học.
Do đó Mác không có:
a) Căm thù tôn giáo như trường hợp người bị một người theo tôn giáo
làm nhục, ăn hiếp...
b) Căm thù giai cấp (ở từng lớp vô sản, nghèo cực).
c) Căm thù xã hội (bị hắt hủi, khinh bỉ oan uổng về một chuyện gì đó).
Nhưng Mác đã từ chối tầng lớp của mình, địa vị xã hội cao tương lai
“trưởng giả” mà mình có thể mơ ước.
Mác chống tư bản, Trưởng giả, Tôn giáo không phải vì một uất ức trả
thù, nhưng vì một lựa chọn hoàn toàn có ý thức và tự do; thường thường
người ta vùng lên tranh đấu là vì bị hoàn cảnh thúc đẩy như thể bị dồn vào
chân tường, ngõ cụt, không thể có con đường nào thoát ngoài con đường
làm cách mạng. Đối với những người ở trong trường hợp trên, thật ra họ
không có tự do lựa chọn, vì họ bắt buộc phải lựa chọn con đường độc đạo,
giải pháp duy nhất. Trái lại không có gì bắt buộc Mác từ bỏ tất cả để đi với
thợ thuyền, vô sản, để lao đầu vào một tranh đấu gian khổ nguy hiểm.
Vậy Mác đã tự ý quyết định, lựa chọn đứng về phía cách mạng chống
lại với tầng lớp của mình, xã hội của mình.
Chính vì thái độ chống Tư bản, Tôn giáo của Mác xuất phát từ một
nhận thức, một Tự do lựa chọn, mà Mác đủ can đảm, kiên nhẫn chịu đựng
tất cả những hậu quả của sự tự do lựa chọn trên. Điều đó giải thích thái độ
của Mác khi bị cha mẹ lìa bỏ không giúp đỡ lúc nghèo cực lưu đầy ở Luân
đôn, khi bị túng thiếu về vật chất và bị dư luận xuyên tạc, hiểu lầm, vu
khống.
Trong những giờ phút đó, Mác vẫn giữ được bản ngã, sự bình tĩnh sáng
suốt, niềm tin tưởng, vui tươi, hy vọng, và không giận dữ cay cú chán nản
tuyệt vọng, cũng không oán ghét cha mẹ họ hàng vì biết rằng mình đã tự ý