«Ngọc Long thân!
Chị có khỏe không? Em xin lỗi vì đã không viết thư cho chị sớm hơn,
không có lý do gì thực sự cả, chỉ là vì em có quá nhiều điều muốn nói, mà
lại chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Xin hãy tha lỗi cho em.
Đã muộn để xin chị tha thứ cho lỗi lầm khủng khiếp không thể sửa chữa
được của em, nhưng em vẫn muốn nói với chị, Ngọc Long thương mến, em
rất xin lỗi!
Trong thư, chị có hỏi em hai câu: “Tại sao em không muốn gặp cha?” và
“Điều gì đã khiến em nghĩ ra chuyện vẽ một con ruồi, và tại sao lại vẽ nó
đẹp đến thế?”
Ngọc Long thân mến, cả hai câu hỏi đó đều quá sức đau đớn đối với em
nhưng em sẽ vẫn cố gắng giải đáp cho chị.
Có đứa con gái nào lại không yêu cha mình? Cha là một thân cây lớn
che chở cho cả gia đình, là trụ cột chống đỡ cả ngôi nhà, là người bảo vệ
cho vợ và các con. Nhưng em không yêu cha - Em ghét ông ấy.
Ngày mùng một Tết năm em bước sang tuổi mười một, em rời khỏi
giường từ sáng sớm tình mơ, phát hiện ra mình bị chảy máu mà không biết
vì sao. Em sợ quá khóc òa lên. Mẹ em nghe tiếng khóc vội chạy đến, bảo,
“Hồng Tuyết, con đã lớn rồi đấy.” Không ai - kể cả mẹ - từng nói với em về
những vấn đề của phụ nữ. Ở trường không ai dám hỏi những câu hỏi xúc
phạm như thế bao giờ. Ngày hôm đó, mẹ có chỉ cho em một chút về cách
xử lý chuyện chảy máu đó, nhưng chẳng giải thích thêm điều gì nữa cả. Em
phấn khích lắm: Em đã trở thành phụ nữ rồi! Em chạy quanh sân, nhảy
múa, suốt ba tiếng. Thậm chí em còn quên cả cơm trưa nữa.
Một ngày tháng Hai, tuyết rơi dày lắm, mẹ đi thăm một người hàng
xóm. Cha em từ căn cứ quân sự trở về, một chuyến thăm nhà hiếm hoi. Ông
ấy bảo em: “Mẹ mày bảo mày thành người lớn rồi. Nào, cởi quần áo ra cho
bố xem có đúng thế không.”
Em không biết ông ấy muốn xem cái gì, mà trời thì lạnh căm - em không
muốn cởi quần áo.
“Nào nhanh lên! Để bố giúp!” ông nói, khéo léo cởi quần áo em ra. Ông
ấy khác hẳn với vẻ chậm chạm thường ngày. Hai bàn tay ông xoa xoa nắn