của cửa ra vào.»
Hoa Nhi thở dốc. Tôi đu đưa cô trong vòng tay mình, gọi đi gọi lại tên
cô.
Vài phút sau, tôi thấy một mẩu giấy nhỏ được nhét vào ô cửa quan sát.
Có một lời nhắn trên đó: Xin hãy giữ khoảng cách phù hợp với tù nhân.
Tôi thầm hứa và gõ vào cửa gọi quản giáo mở cánh cửa ra. Để Hoa Nhi
ở lại phòng thẩm vấn, tôi tới văn phòng của trưởng trại giam - cầm lá thư
của cảnh sát trưởng Mai trong tay - xin cho Hoa Nhi được ở trong phòng
tôi hai đêm. Lưỡng lự một hồi lâu, ông ta đồng ý với điều kiện là tôi phải
viết cho ông giấy cam đoan miễn trách nhiệm nếu có điều gì bất ngờ xảy
đến trong khi Hoa Nhi ở với tôi.
Trở lại phòng thẩm vấn, tôi thấy Hoa Nhi đã khóc suốt bên khay đồ ăn
trước mặt cô. Tôi đưa cô về phòng tôi, nhưng cô hầu như không nói một lời
suốt hai mươi tư tiếng đồng hồ. Tôi nghĩ có thể cô đang vật lộn để tìm cách
thoát ra khỏi hố thẳm của nỗi đau, chứ không dám tưởng tượng là cô vẫn
còn có nhiều trải nghiệm bi thảm khác mà giờ cô đang phải vật lộn với
chúng.
Khi Hoa Nhi lấy lại sức để tiếp tục nói, cô kể rằng cha cô đã được thả
bốn ngày sau khi mẹ cô tự vẫn, nhưng ông không hề nhận ra các con mình.
Nhiều năm sau, ai đó kể với cô rằng cha cô mất trí kể từ lúc nghe tin người
vợ yêu quý của mình đã tự kết liễu cuộc đời. Ông ngồi bất động tại chỗ sau
hai đêm chạy loanh quanh và hỏi đi hỏi lại: “Do Mỹ đâu rồi?”
Cả Hoa Nhi lẫn chị cô đều không bao giờ dám tìm hiểu xem liệu cha
mình có biết gì về nhóm học tập, hay liệu có phải chính điều đó đã góp
phần làm ông suy sụp. Sau khi ông được phóng thích, ông sống với họ như
thể một người xa lạ. Suốt hơn hai mươi năm, điều duy nhất các con dạy
được cho ông là Cha là cách họ gọi ông. Ở bất cứ đâu, hễ ai nói ra từ đó
ông cũng sẽ đáp lại.
Chị Hoa Nhi không lấy chồng. Sở dĩ cô được đưa về nhà sớm hơn tối
hôm đó là do cô đã có thai, và đám đàn ông trong nhóm học tập đó đã ra
sắc lệnh là cô không thể tiếp tục học tập. Lúc đó cô mới mười lăm tuổi và
mẹ cô đã không dám đưa cô tới bệnh viện vì Hồng Vệ Binh sẽ chỉ trích cô