HẢO NỮ TRUNG HOA - Trang 202

Cô giáo đó không bao giờ mặc lại bộ sari yêu thích nữa, nhưng trước khi

qua đời bà vẫn lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại: “Sari thật đẹp”.

Một giáo viên khác kể cho tôi nghe về những điều bà đã phải trải qua

trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Một họ hàng xa của bà ở Indonesia gửi
cho bà một thỏi son và một đôi giày cao gót nhãn hiệu của Anh qua một
người trong đoàn đại biểu của chính phủ. Biết rằng những món quà từ nước
ngoài có thể khiến họ bị nghi ngờ là gián điệp, bà vội vã ném chúng đi mà
không kịp bọc lại. Bà không biết có một cô bé tầm mười một, mười hai tuổi
đang chơi bên cạnh thùng rác, cô bé này đã báo lại tội của bà cho cán bộ
chính quyền. Nhiều tháng trời, cô giáo đó bị dong khắp thị trấn trên thùng
xe tải để đám đông đấu tố.

Khoảng giữa những năm 1966 và 1976, những năm đen tối của Cách

Mạng Văn Hóa, có rất ít đặc điểm cả về kiểu cắt may lẫn màu sắc để phân
biệt quần áo nam giới với nữ giới. Những đồ dùng dành riêng cho phụ nữ
rất hiếm. Đồ trang điểm, quần áo đẹp và trang sức chỉ tồn tại trong những
tác phẩm văn chương bị cấm. Nhưng bất kể những người Trung Quốc lúc
đó có cách mạng thế nào đi chăng nữa thì không phải ai cũng cưỡng lại
được bản tính. Một người có thể cách mạng ở mọi phương diện khác,
nhưng bất cứ ai không kháng cự nổi trước ham muốn tình dục tư bản chủ
nghĩa
đều bị lôi lên sân khấu để bị đấu tố hoặc ra tòa; một số người tự kết
liễu cuộc đời vì tuyệt vọng. Những người khác tự dựng mình lên thành mẫu
mực về đạo đức nhưng lợi dụng những người đàn ông hay phụ nữ thuộc
diện phải cải tạo, biến sự khuất phục tình dục của họ thành bài kiểm tra về
lòng trung thành
. Phần lớn những người sống qua thời kỳ đó phải chịu một
đời sống tình dục cằn cỗi, hầu hết là phụ nữ. Trong giai đoạn sung sức nhất,
chồng họ bị bắt giam hoặc gửi tới các trường huấn luyện cán bộ tới gần hai
chục năm trời còn vợ thì phải chịu cảnh sống như góa bụa.

Ngày nay những tác hại của Cách Mạng Văn Hóa đối với xã hội Trung

Quốc đang được đưa lên xét lại, trong đó sự tàn hại tới những bản năng giới
tự nhiên cũng là một nhân tố được tính đến. Người Trung Quốc có câu: Mọi
gia đình đều có một cuốn sách mà tốt nhất là không nên đọc to lên
. Nhiều
gia đình Trung Quốc không muốn đối mặt với những chuyện đã xảy đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.