Bởi lẽ nó luôn mang trong mình một vết thương chưa khép miệng.
Việc mẹ nó qua đời khi nó mới lên năm đã buộc nó phải đối diện quá
sớm với một thế giới đầy lo âu và sợ hãi.
Nó thoát khỏi thử thách ấy trong tình trạng suy sụp. Mẹ gần gũi với nó
biết bao. Gần gũi trong chừng mực mà một cô bé ở tuổi ấy và không có cha
có thể cảm nhận được. Nhưng Jodie không tìm cách bào chữa.
Ban đầu, người ta đưa nó vào một gia đình tình thương, nhưng không
thành. Người ta bảo không thể nào chịu đựng được nó, và điều đó chắc là
đúng. Lúc nào nó cũng rất trăn trở, luôn bị ám ảnh bởi cảm giác bất an mà
từ hồi ấy nó luôn cố tìm cách làm dịu đi.
Lên mười tuổi, nó bắt đầu nuốt những viên sủi mà nó tìm thấy trong
phòng tắm. Rồi nó thường xuyên lục lọi tủ thuốc gia đình để tìm những
viên Tranxène. Từ đó, gia đình tình thương không muốn chứa chấp nó nữa
và nó phải quay lại sống trong trung tâm bảo trợ. Nó từng trộm cắp chỗ này
hay chỗ khác. Cũng chẳng có gì nghiêm trọng: ít quần áo cũ hoặc vài ba
món đồ trang sức. Nhưng nó bị bắt và phải ở sáu tháng trong một trại cải
tạo trẻ chưa thành niên.
Sau đó, nó phát hiện ra những loại thuốc khác hiệu quả hơn thuốc sủi.
Nói đúng hơn là nó xài bất cứ thứ gì rơi vào tay nó: speed, crack, heroin,
cần sa, thuốc viên... Thời gian gần đây, nó hầu như chỉ còn sống vì những
thứ đó.
Suốt ngày nó tìm cách say thuốc để trấn an nỗi sợ hãi. Lần đầu tiên
dùng thuốc, nó đã có được cảm giác tuyệt vời tới mức nó vẫn muốn tìm lại
sự dễ chịu ấy thêm nữa và thêm mãi. Dù địa ngục có tới liền sau đó, thì
cũng việc gì mà phải chối bỏ cái lần đầu tiên tuyệt vời ấy chứ?
Tóm lại, ma túy có vẻ đã đưa ra được một giải pháp cho nỗi đau quá sức
chịu đựng ấy. Ma túy cho phép nó có thể che giấu sự nhạy cảm và nhưng