phẩm với vài trăm công nhân. Sau giải phóng Sài Gòn, ông hiến cơ sở cho
Nhà nước rồi theo các con sang Mỹ định cư. Nhắc đến ông Tư, là nhắc đến
lòng thương người, bác ái của ông. Người ta nhớ đến ông, kính phục ông vì
ông là người nhân đạo chứ không phải vì ông là người thành đạt. Tôi chưa
bao giờ được gặp mặt ông, chỉ qua cách kể lại của mọi người, tôi cũng cảm
thấy ông thật đáng kính. Mẹ tôi từng làm công nhân trong viện bào chế
thuốc của ông kể lại:
- Công nhân ai cũng sợ ông chủ vì ông nghiêm nghị, ít nói. Nhưng hễ nhà
ai nghèo nàn, cần lúc giúp đỡ thì ông đều cho tiền thêm.
Mẹ tôi còn nói vì ông Tư là người đàng hoàng nên các con của ông cũng
được nuôi dạy tử tế, đều thành đạt cả. Ông đặt tên cho con cũng có ý: Hậu,
Nhân, Lễ, Nghĩa, Đức, Pháp, Lý...
Thế rồi cuối cùng, tôi cũng được diện kiến ông Tư đáng kính. Quả như
tôi tưởng tượng trước, sắc diện của ông rất hồng hào, trông ông thật phúc
hậu. Ông tiết lộ trái tim ông đã "y học hóa" rồi.
- Tim ông Tư của tụi bây bằng cao su, yếu hơn xưa rất nhiều. Tao còn
khỏe mạnh như vậy cũng nhờ ở gần con cháu. Nhưng nay thì phải về thăm
quê hương, về Bạc Liêu.
Ba mẹ tôi nói, bây giờ ông nhìn hiền hơn, gần gũi hơn, chứ lúc trước ông
nghiêm lắm.
- Già rồi! - Ông cười - Lúc trước phải nghiêm cho con cháu sợ.
Với trái tim bằng cao su, ông Tư cùng con cháu đi khắp Việt Nam thăm
lại đất nước. Ông lên máy bay ra Hà Nội, ở lại đó đúng một buổi rồi lộn về
Huế. Cứ thế, ông chỉ được ngắm nhìn phong cảnh hai bên đường hơn là
tham quan. Tôi đi theo ông, thất vọng vì cứ phải ngồi trên xe suốt ngày.
Mấy đứa cháu trẻ trung mệt mỏi, say xe, uể oải. Còn ông vẫn tươi tỉnh, cười
đùa, say sưa ngắm cảnh.