vậy rồi, họ đã chuẩn bị đón khách rất chu đáo, nhưng thanh tra vẫn luôn
thế, những gã đó cứ như gió đổi chiều ấy, họ từng biết rất nhiều trường hợp.
Từ hôm xảy ra chuyện ở nghĩa trang Dampierre, với những người Trung
Quốc, Henri d’Aulnay-Pradelle cứ lo ngay ngáy. Và khó tính như khỉ.
Dupré thường xuyên phải gánh chịu những mệnh lệnh không ngừng mâu
thuẫn nhau. Phải nhanh lên, phải dùng ít nhân công hơn, luôn lách luật
miễn không bị lộ là được. Từ ngày tuyển Dupré vào làm, y hứa sẽ tăng
lương cho anh ta mà chẳng thấy tăng. Nhưng: “Tôi trông cậy cả vào anh,
Dupré ạ.”
— Dẫu sao, - Paul Chabord phàn nàn, - Bộ cũng phải gửi điện chứ nhỉ!
Anh ta lắc đầu: người ta nghĩ họ là ai chứ, họ là những người tận tụy với
nền Cộng hòa, nên ít nhất cũng phải báo trước, v.v…
Họ ra khỏi nhà ga. Và khi họ chuẩn bị bước lên ô tô, một giọng nói ồ ồ
khàn khàn cất lên khiến họ quay lại:
— Các anh là người của nghĩa trang à?
Đó là một người khá già, đầu rất nhỏ, người thì cao và có vẻ trống rỗng,
như bộ xương gà sau bữa ăn. Tay chân quá dài, mặt đỏ, trán hẹp, tóc ngắn
mọc lan xuống rất thấp, gần như lẫn vào lông mày. Và ánh mắt trông rất
khổ sở. Thêm vào đó, ông ta lại ăn mặc lôi thôi lếch thếch, một chiếc áo
rơđanhgôt đã mòn kiểu thời tiền chiến, mở cúc dù trời lạnh, phía trong có
một chiếc áo vest nhung màu hạt dẻ bị vấy mực, thiếu một nửa số cúc áo.
Một chiếc quần dài màu xám nhàu nhĩ và đặc biệt, đặc biệt đôi giày to
tướng, quá cỡ, như đôi giày trong Kinh Thánh vậy.
Bốn người đàn ông lặng đi.
Lucien Dupré là người đầu tiên phản ứng. Anh ta tiến lên một bước, chìa
tay ra và hỏi:
— Ông Merlin phải không?
Chuyên viên Bộ chắt lưỡi một cái như người ta thường vẫn làm để lấy ra
một miếng thức ăn, chịp. Phải mất một lúc khá lâu để hiểu rằng, thật ra, đó
là một động tác bằng răng giả, một thói quen khá khó chịu: ông cứ làm thế
trong suốt hành trình trên xe ô tô, họ những muốn tìm cho ông một que