HẸN MÙA HOA CÚC - Trang 35

trong tiểu thuyết dã sử Taikôki (Thái Cáp Ký, 1625). Vào thời Duy Tân,
người dân Kyôto cũng nhớ rành mạch tên họ những chí sĩ bị thiệt mạng lúc
đó cũng như cách người Ôsaka thời Akinari nhớ đến những người võ sĩ bạc
phước này.

[48] - Đây là cách ví von mượn từ Truyện Genji và Truyện Konjaku.

[49] - Vì Muzen đã làm 3 câu hokku (phát cú) 5-7-5 theo thể haikai, nay

Hidetsugu đòi bộ hạ viết thêm 2 cậu tsuiku (đối cú) 7-7, cũng gọi là mạt cú,
phụ thêm vào cho đủ 31 âm của thể waka.

[50] - Keshi là một loại hương (poppy) dùng để xông trên trai đàn, trong

thơ haikai là chữ dùng để chỉ mùa hạ. Mijika no yo (đêm ngắn) cũng vậy.

[51] - Trên trai đàn (hộ ma đàn), xông hương vừa có tính cách an ủi

vong linh các chiến hữu vừa có ý trù ếm kẻ thù.

[52] - Trong truyện chép ở Otogibôko (Già Tì Tử) của Asai Ryôi thì

không "tự nhiên" như thế mà có tiếng tù và bằng vỏ ốc loa và tiếng trống
lớn báo tin trận chiến dưới địa ngục đã mở màn.

[53] - Tu La, theo tiếng Phạn Ashura, một cõi trong "lục đạo", địa ngục

của chém giết, nơi đây các chiến sĩ phải đánh nhau với những kẻ địch chết
rồi lại tái sinh như họ nên không bao giờ có thể ngừng. Ý nghĩa lối hình
phạt của địa ngục này là "nếu các ngươi đã thích đánh nhau thì cho phép
đánh nhau thỏa thích, muốn ngừng cũng không cho".

[54] - Ý nói đến Ishida Mitsunari (1560-1600 ) và Masuda Nagamori, bộ

hạ tín cẩn của Hideyoshi. Những vong hồn này đổ lỗi cho hai người ấy đã
dèm pha với Hideyoshi là Hidetsugu muốn tạo phản, khiến chủ họ phải rơi
vào tử tội. Sau này Ishida Mitsunari thua trận Sekigahara (1600) và bị
Tokugawa Ieyasu xử trãm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.