Truyền thống "ca phong học" đã có từ đời Keichuu và luận đề về người đời
sau ngụy tạo thơ đời trước đã được Motoori Norinaga - người đồng thời với
Akinari - nhắc đến trong tác phẩm Tamakatsuma (Ngọc thắng gian = Giữa
những răng lược dày, lược ra cái đẹp), quyển 11. Ueda Akinari còn sử dụng
cuộc nghị luận về Tamagawa này một lần nữa như chất liệu trong một tác
phẩm lúc cuối đời.
[36] - Xin nhớ cho là việc lồng khung nghị luận, giảng nghĩa vv... vào
bên trong câu chuyện cũng là một thủ pháp viết tiểu thuyết vào thời Edo,
nhất là thể loại tsuuya monogatari (thông dạ vật ngữ = tiểu thuyết kể về
những chuyện xảy ra thâu đêm).Nó đã được Tsuga Teishô, một trong những
vị thầy của Akinari áp dụng trong Hanabusa Sôshi. Ngoài ra các đồng
nghiệp khác như Chôzan, Shinkôsei, ngay chính ông nhiều lần (xem
Shiramine) cũng vậy.
[37] - Dĩ nhiên đối với một người làm thơ renga như Jôha thì haikai là
một thể loại văn nghệ của thời đại đến sau.
[38] - Việc Hidetsugu tổ chức yến tiệc trong đêm giữa rừng sâu, bàn
luận thơ phú, có lẽ đã lấy cảm hứng từ Otogibôko (Già tì tử, 1666), tập hợp
truyện giải buồn của Asai Ryôi. Trong quyển 5, tác giả có kể lại câu chuyện
gặp được hồn ma dũng sĩ Tsuruse Yazaemon trong rừng sâu một đêm Vu
Lan và cả hai phẩm bình cái hay cái dở của 4 vị tướng đã chết là Tada
Awaji no kami, Naoe Yamashiro no kami, Yamamoto Kansuke và Hôjô
Saemon no suke. Xa hơn nữa, nó cũng có thể đã bắt nguồn từ tiểu thuyết
Trung Quốc là Tiễn Đăng Tân Thoại, quyển 4 (truyện Long đường linh hội
lục). Thế nhưng mô típ người chết bàn luận văn chương và kéo cả người
sống cùng tham dự thì khá phổ biến mọi nơi mọi thời và không chỉ giới hạn
ở chừng ấy ví dụ.
[39] - Toyotomi Hidetsugu là cháu gọi Hideyoshi bằng cậu ruột. Trước
được cậu nhận làm dưỡng tử (1591), sủng ái, giao cho nhiều trách vụ quan
trọng như Kanpaku (Quan bạch) là người thay mặt thiên hoàng nhận tấu sớ