22 ngày xuống còn 14 ngày. Điều này có nghĩa là thời gian cho các
công đoạn từ mua vật liệu, tiến hành sản xuất đến khi sản phẩm
được trao tận tay cho các nhà phân phối sẽ rút ngắn được 33% so
với trước. Chúng tôi chỉ tiến hành kiểm kê với quy mô 60 triệu đô la
để đảm bảo sản xuất không hề bị gián đoạn. Qua đó cho thấy,
nếu giảm được một phần ba thời gian thì chúng tôi sẽ bớt được 20
triệu đô la chi phí, tương ứng với nó là khoản lãi 1,2 triệu đô la một
năm. Theo con số thống kê cuối cùng, chúng tôi tiết kiệm được
khoảng hơn 8 triệu đô la, có nghĩa là đã tiết kiệm được 28 triệu đô la
vốn và tiết kiệm được khoản lãi suất phải tính trên số này.
Đến ngày 1/1, chúng tôi có 20 triệu đô la. Ngày 1/4: 87,3 triệu đô
la, trừ nợ đi còn dư 27,3 triệu đô la. Khoản tiền này bao gồm: tiền
mặt 20 triệu, bán cổ phiếu (từ ngày 1/1 ngày đến 1/4): 24,7 triệu;
tiết kiệm chi phí vận chuyển 28 triệu; thu hồi vốn từ các đại lý ở
nước ngoài: 3 triệu; bán phụ phẩm: 3,7 triệu; bán trái phiếu chính
phủ: 7,9 triệu. Tổng cộng là 87,3 triệu đô la.
Cho tới lúc này, tôi nêu ra tất cả những điều trên không phải là
để dạy ai cách sử dụng tiền như thế nào. Tôi chỉ muốn chỉ ra
rằng mọi hoạt động kinh doanh đều có thể tự tìm ra
nguồn nội lực thay vì phải đi vay mượn người khác. Đồng
thời, tôi cũng không khỏi suy nghĩ rằng liệu chúng tôi có thể tạo ra
được lợi nhuận như thế khi phải đi vay hay không, và trong trường
hợp đó thì liệu việc vay nợ của chúng tôi có tạo ra quá nhiều thuận
lợi cho những chủ ngân hàng hay không.
Chúng tôi có thể vay tới 40 triệu đô la, nhiều hơn cả số cần
thiết. Giả sử rằng chúng tôi đã vay, điều gì sẽ xảy ra tiếp sau?
Việc làm ăn sẽ dễ dàng hơn hay còn tồi tệ hơn trước? Nếu vay
tiền, chắc chắn việc cắt giảm chi phí sẽ không còn thực sự cấp
thiết nữa. Liệu có cách nào để mỗi năm chúng tôi kiếm thêm 6%
trong tổng số tiền đó, trên thực tế, chúng tôi phải trả còn nhiều