hơn thế: số tiền lãi chia cho 500.000 chiếc ôtô mỗi năm sẽ vào
khoảng 4 đô la một chiếc. Như vậy, công ty sẽ không có được lợi
nhuận từ việc cải tiến sản xuất và nợ nần cũng ngày một chồng
chất thêm. Mỗi chiếc ôtô sản xuất ra có thể tốn kém hơn 100 đô
la, vậy là quy mô sản xuất sẽ phải thu hẹp lại, người mua sẽ không có
nhiều, nhân công thuê mướn sẽ ít đi v.v... Tóm lại, chúng tôi không
thể đáp ứng một cách tổt nhất nhu cầu của thị trường. Hãy để ý
những nhà tài chính, họ định giải quyết tình hình bằng cách đi vay
tiền chứ không phải cải tiến phương thức sản xuất. Họ không gợi ý
đưa vào công ty một kỹ sư mà họ lại muốn đưa ra một thủ quỹ.
Đó chính là mối nguy khi ta dính dáng đến giới ngân hàng. Họ
nhìn mọi thứ dưới góc độ của đồng tiền. Theo quan niệm của họ,
một nhà máy sẽ sản xuất ra tiền chứ không phải hàng hoá. Hiệu
quả sản xuất chẳng có nghĩa lý gì, tiền mới là quan trọng. Họ không
hiểu rằng một công ty không bao giờ đứng yên một chỗ, nó phải
tiến lên hoặc sẽ bị tụt hậu. Với họ, việc giảm giá đồng nghĩa với việc
ném đi một phần lợi nhuận thay vì gây dựng lại công việc kinh
doanh.
Giới ngân hàng có vai trò rất lớn trong ngành công nghiệp. Hầu
hết các doanh nhân đều hiểu sự thật này, nhưng họ ít khi công khai
thừa nhận vì e ngại các ông chủ ngân hàng. Kinh doanh tiền đòi hỏi
ít kỹ năng hơn so với hoạt động sản xuất. Nói chung, một tay chủ
nhà băng thành công không thông minh hơn mà cũng chẳng có thiên
tư gì nổi trội so với một doanh nhân thành đạt. Ấy vậy mà bằng con
đường cung cấp tín dụng, tay chủ ngân hàng lại chi phối được
doanh nhân.
Giới ngân hàng đã bành trướng hoạt động của họ trong vòng 15
hoặc 20 năm trở lại đây, đặc biệt là từ sau Thế chiến thứ nhất khi
hệ thống Dự trữ liên bang đã thâu tóm trong tay nguồn cung cấp
tín dụng gần như vô hạn. Nhưng như tôi đã nhấn mạnh, một tay